NGHIỆP

1. NGHIỆP PHÂN THEO NHIỆM VỤ

(kicca)

  1. Sanh Nghiệp (janakakamma), tức nghiệp tạo ra Ngũ uẩn, nói gọn là nghiệp tái sinh.
  2. Trì Nghiệp (upatthambhakakamma), tức những nghiệp có nhiệm vụ bảo trì đời sống của một chúng sinh.
  3. Chướng Nghiệp (upapīḷakakamma) là những loại nghiệp làm ngăn trở hay gây khó khăn trong đời sống bình nhật của chúng sinh.
  4. Đoạn Nghiệp (upaghātakakamma), tức loại nghiệp có tác dụng tàn phá hay chận đứng sức sống của một chúng sanh.

2. NGHIỆP PHÂN THEO NĂNG LỰC TẠO QUẢ

(pākadānapariyāya)

  1. Trọng Nghiệp (garukakamma): Gồm những nghiệp thiện ác có khả năng mãnh liệt không thể ngăn chận được bằng bất cứ một nghiệp nào khác và chắc chắn sẽ cho Quả Dị Thục ngay đời kế tiếp.

    • Trọng nghiệp bất thiện gồm Tà Kiến Cố Định (niyatamicchādiṭṭhi) và 5 tội đại nghịch còn gọi là Nghiệp vô gián (pañcānantariyakamma) là:

      1. giết cha (pitughāta),
      2. giết mẹ (matughāta),
      3. giết A-lahán (arahattaghāta),
      4. chia rẽ tăng chúng (sanghabhedana) và
      5. làm thân Phật chảy máu (lohituppāda).

    • Trọng nghiệp thiện gồm có các tầng thiền Định Sắc giới, Vô sắc giới và Thánh đạo (lokuttaramagga).

  2. Cận Tử Nghiệp (maraṇāsannakamma): Là các nghiệp được thực hiện ngay trước giờ phút lâm chung.
  3. Thường Nghiệp (āciṇṇakamma): Là những nghiệp thiện ác tuy không lớn lao nhưng được lập đi lập lại nhiều lần trong lúc bình sinh, như nghề nghiệp hoặc những việc thường làm mỗi ngày.
  4. Khinh Thiểu Nghiệp (kaṭattākamma): Là những nghiệp thiện ác vặt vãnh, rơi rớt trong một đời người mà thường khi ta cũng không nhớ đến.

3. NGHIỆP PHÂN THEO THỜI GIAN CHO QUẢ

(pākakāla)

  1. Hiện Báo Nghiệp (diṭṭhadhammavedanīyakamma): Nghiệp cho quả ngay đời hiện tại được tạo ra bởi tâm sở Tư trong Đổng lực thứ nhất.
  2. Sanh Báo Nghiệp (upapajjavedanīyakamma): Nghiệp cho quả nhất định ở đời kế tiếp, ngay sau kiếp này. Sanh báo nghiệp được tạo bởi tâm sở Tư trong Đổng lực thứ bảy. Nếu không có cơ hội ở kiếp thứ hai này thì nó trở thành Vô hiệu nghiệp.
  3. Hậu Báo Nghiệp (aparāpariyavedanīyakamma): Nghiệp cho quả từ đời thứ ba trở đi cho đến khi không còn hiệu lực. Nghiệp này được tạo ra bởi tâm sở Tư trong 5 Đổng lực giữa. Đến cả chư Phật Toàn Giác vẫn không thoát được sự ảnh hưởng của các Hậu báo nghiệp quá khứ.
  4. Vô Hiệu Nghiệp (ahosikamma), gồm các trường hợp:

    1. Các nghiệp thiện ác đã hết hạn cho quả (do bị chèn lấn bởi các nghiệp khác mạnh hơn).
      Với người đã không còn cơ hội chịu quả (như với người sanh cõi cao hoặc vị A-la-hán đã viên tịch).
    2. Các nghiệp không còn giữ được tác dụng cũ (như người đắc được Nhị thiền thì lúc lâm chung Sơ thiền của vị ấy là Vô hiệu nghiệp).


Mình tu một đời nhưng chết vẫn bị đọa. Là vì sao? Đó là vì lúc mình tắt thở cái trái cũ cây cũ mình trồng trong vô lượng kiếp trước nó cho quả lúc đó.
Trong kinh nói thế này: Trong một chuồng bò đóng kín cửa chuồng thì con ra trước không phải con mạnh nhất mà là con gần cửa nhất, đồng ý không? Một con to đùng, một con bò mộng to đùng nó đứng trong góc, nó bị một trăm con bò chặn đường làm cách nào nó ra được? Nó lấn cửa nào? Trong khi đó một con bò con nhỏ xíu ốm yếu mà nếu nó đứng bên cạnh cái cửa thì cửa mở ra là nó ra trước.
Thì khi mình tắt thở, cái nghiệp nào trong đời trước mà nhằm ngay cái lúc đó nó trổ thì mình phải đi theo nó. Một đời làm thiền sư, một đời làm học giả, một đời làm cư sĩ tu tập trang nghiêm tinh tấn miên mật tới lúc mình đi thì mình phải đi theo cái nghiệp cũ. Nhưng nói như vậy không phải để cho bà con sợ. Nói như vậy không phải là tuyệt đối. Vì trong kinh có thêm chuyện nữa đó là: Trong đạo Phật không hề có luật bù trừ.
Có nghĩa là tui đi ăn cướp tui giết người xong rồi tui đi cất nhiều cái chùa là nó bù lại cái chuyện đó. Trong đạo Phật không có chuyện đó. Nhưng mà trong đạo Phật có cái chuyện này: Đó là cái nghiệp mạnh nó át trừ cái nghiệp yếu. Trong một thời điểm đó, cái nghiệp xấu nó cho quả xấu nhưng cái nghiệp thiện nó mạnh hơn, nó át cái nghiệp xấu đi, rồi cái nghiệp xấu được dời hoãn lại lúc khác, và dời hoãn hoài tới một lúc nó bị vô hiệu. Nhưng mà nghe vậy đừng có ham.
Đó là với cái nghiệp ác nhưng nghiệp thiện cũng y chang vậy. Lẽ ra mình được cái phước nào đó nó trổ ngay hôm nay nhưng mà do mình sống gian ác quá nên cái ác nó đẩy cái ông thiện này qua cái mốc khác. Mà nếu cái ác mình nhiều quá thì nó đẩy riết một hồi cái ông thiện này đi tuốt luôn. Bà con tự xét một ngày coi mình làm và lãnh cái nào nhiều thì biết.
Trích bài giảng Khái quát về Tâm pháp - Sư Giác Nguyên


4. NGHIỆP PHÂN THEO CĂN

(pākaṭhāna)

  1. Nghiệp Bất Thiện (akusala): Gồm tâm sở Tư trong 12 tâm bất thiện, có năng lực dẫn sanh đọa xứ.
  2. Nghiệp Thiện Dục Giới (kāmāvacarakusalakamma): Là tâm sở Tư trong 8 tâm Đại thiện, có năng lực dẫn sanh 7 cõi nhân thiên Dục giới.
  3. Nghiệp Thiện Sắc Giới (rūpāvacarakuslakamma): Là tâm sở Tư trong 5 tâm thiện Sắc giới, có năng lực dẫn sanh 16 cõi Sắc giới.
  4. Nghiệp Thiện Vô Sắc Giới (arūpāvacarakusalakamma): Là tâm sở Tư trong 4 tâm thiện Vô sắc giới, có năng lực dẫn sanh 4 cõi Vô sắc giới.
Tất cả các nghiệp vừa kể chung quy tạo ra 2 thứ quả báo:

  1. Danh uẩn Dị Thục (vipākanāmakkhandha), là tất cả tâm quả Hiệp thế. Nói vậy có nghĩa là các tâm thiện ác đời này hoàn toàn không phải là nghiệp quá khứ mà do ta tạo ra ngay hiện tại. Nếu có một quan hệ nào đó trong quá khứ thì chỉ là vấn đề thói quen huân tập từ trước cộng với hoàn cảnh hiện tại.
  2. Sắc pháp sinh học (kaṭattarūpa) chỉ cho Sắc Nghiệp (kammajarūpa) và Sắc Nhiệt Lượng (utujarūpa) trong cơ thể chúng sanh hay có liên hệ gián tiếp đến đời sống của chúng sanh.

Nhiệm vụNăng lực cho quảThời gian cho quảCănMôn
1. Sanh Nghiệp
2. Trì Nghiệp
3. Chướng Nghiệp
4. Đoạn Nghiệp
1. Trọng Nghiệp
2. Cận tử Nghiệp
3. Thường Nghiệp
4. Khinh thiểu Nghiệp
1. Hiện báo Nghiệp
2. Sanh báo Nghiệp
3. Hậu báo Nghiệp
4. Vô hiệu Nghiệp
1. Nghiệp Bất thiện (12)
2. Nghiệp Thiện Dục giới (8)
3. Nghiệp Thiện Sắc giới (5)
4. Nghiệp Thiện Vô sắc giới (4)

1. Thân Nghiệp
i. tự phát
ii. theo lệnh
iii. cố ý
iv. vô tình
2. Khẩu Nghiệp
i. tự phát
ii. theo lệnh
iii. cố ý
iv. vô tình
3. Ý Nghiệp
i. tự phát
ii. theo lệnh
iii. cố ý
iv. vô tình

NGHIỆP MÔN

(kammadvāra)
Chúng sanh có 3 cách tạo nghiệp, ở đây gọi là nghiệp môn:

  1. Thân nghiệp (kāyakamma), tức nghiệp thiện ác được thực hiện qua ngõ thân, với sự trợ giúp của thân biểu tri.
  2. Khẩu nghiệp (vacīkamma) tức ngôn ngữ hay lời nói được tác động bằng tâm thiện hay bất thiện và được thực hiện bởi khẩu biểu tri.
  3. Ý nghiệp (manokamma), tất cả tư tưởng thiện ác diễn ra trong nội tâm, không cần thể hiện qua hành động hay lời nói.

MƯỜI BẤT THIỆN NGHIỆP

(akusalakammapatha)

  1. Thân nghiệp bất thiện kể vắn tắt theo kinh gồm có 3:

    1. Sát sanh (pāṇātipātā)
    2. Trộm cắp (adinnādānā)
    3. Tà dâm (kamesumicchācārā)

  2. Khẩu nghiệp bất thiện kể vắn tắt theo kinh gồm có 4:

    1. Nói dối (musāvādā)
    2. Nói đâm thọc (pisuṇavācā)
    3. Nói lời ác ngữ (pharusavācā)
    4. Nói phiếm luận (samphappalāpa)

  3. Ý nghiệp bất thiện kể vắn tắt theo kinh gồm có 3:

    1. Tham ác (abhijjhā), lòng tham đủ mạnh để tạo các nghiệp bất thiện qua đường Thân Khẩu.
    2. Sân ác (vyāpāda), lòng sân đủ mạnh để tạo các nghiệp bất thiện qua đường Thân Khẩu.
    3. Tà kiến (micchādiṭṭhi) gồm Thường kiến và Đoạn Kiến.

MƯỜI THIỆN NGHIỆP

(kusalakammapatha)

  1. Thân Thiện Hạnh (kàyasucarita), tức những hành động tốt đẹp gồm có 3:

    1. Cố ý tránh xa sự sát sanh (pāṇātipātāvirati)
    2. Cố ý tránh xa sự trộm cắp (adinnādānāvirati)
    3. Cố ý tránh xa sự tà dâm (Kamesu-micchācārāvirati)

  2. Khẩu Thiện Hạnh (vacīsucarita), tức ngôn ngữ tốt đẹp gồm 4:

    1. Cố ý tránh xa sự nói dối (musāvādāvirati)
    2. Cố ý tránh xa sự nói lời đâm thọc (pisunavācāvirati)
    3. Cố ý tránh xa sự nói lời ác ngữ (pharusavācāvirati)
    4. Cố ý tránh xa sự nói phiếm luận (samphappalāpavirati)

  3. Ý Thiện Hạnh (Kusalamanokamma), tức những tư tưởng tốt đẹp gồm có 3:

    1. Vô Tham (anabhijjhā)
    2. Vô Sân (avyāpāda)
    3. Chánh Kiến (sammā-diṭṭhi)

MƯỜI PHƯỚC NGHIỆP SỰ

(puññakiriyavatthu)
Gồm các nghiệp lành mà trong kinh thường kể có 10 điều sau đây, được chia thành 3 nhóm:

  1. Nhóm Bố Thí (dāna) do tâm sở Vô Tham tác động, đối lập với tâm sở Tham và Lận, gồm:

    1. Bố Thí (dāna): Là sự xả tài giúp người.
    2. Hồi Hướng (puñña-uddissa): Là chia sẻ phước báo.
    3. Tùy Hỷ (anumodanā): Là sự vui theo hạnh lành của người khác.
      Hạnh này được ví dụ như hai chân của một người.

  2. Nhóm Trì Giới (sīla) là các hạnh lành do tâm sở Vô Sân tác động, đối lập với tâm sở Sân và Tật, gồm:

    1. Giới (sīla)
    2. Cung Kính (apacāyana)
    3. Phục vụ (veyyāvacca)
      Nhóm này tượng trưng cho phần thân thể một người.

  3. Nhóm Tu Tiến (bhāvanā) là các hạnh lành do tâm sở Trí Tuệ tác động, đối lập lại với tâm sở Si, gồm:

    1. Chỉ Quán (bhāvanā)
    2. Nghe pháp (dhammassavana)
    3. Thuyết pháp (dhammadesana)
    4. Điều chỉnh tri kiến (diṭṭhujukatā)
      Nhóm này tượng trưng cho cái đầu của một người.

Trích Triết học A-tỳ-đàm của Phật giáo truyền thống



38. Cetanā sutta

Tâm Sở Tư

Saṁyutta Nikāya 12 4. Kaḷārakhattiyavagga Kinh Tương Ưng Phẩm Sát-đế-lỵ Kaḷāra
Sāvatthiyaṁ viharati. Trú ở Sāvatthī.
“Yañca, bhikkhave, ceteti yañca pakappeti yañca anuseti, ārammaṇametaṁ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Này các Tỷ-kheo, cái chúng ta tư niệm, tư lường,
có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú.
Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú.
Tasmiṁ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe
āyatiṁ punabbhavābhinibbatti hoti.
Do thức ấy an trú, tăng trưởng,
nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi.
Āyatiṁ puna­b­bha­vā­bhi­nibbattiyā sati āyatiṁ jāti jarāmaraṇaṁ soka­parideva­dukkha­domanassu­pā­yāsā sambhavanti. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai,
nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi.
Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
No ce, bhikkhave, ceteti no ce pakappeti, atha ce anuseti, ārammaṇametaṁ hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Này các Tỷ-kheo, nếu không có tư niệm, không có tư lường
nhưng nếu có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú.
Ārammaṇe sati patiṭṭhā viññāṇassa hoti. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú.
Tasmiṁ patiṭṭhite viññāṇe virūḷhe
āyatiṁ punabbhavābhinibbatti hoti.
Do thức ấy an trú, tăng trưởng,
nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi.
Āyatiṁ punabbhavābhinibbattiyā sati āyatiṁ jāti jarāmaraṇaṁ soka­parideva­dukkha­domanassu­pā­yāsā sambhavanti. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai,
nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi.
Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
Yato ca kho, bhikkhave, no ceva ceteti no ca pakappeti no ca anuseti, ārammaṇametaṁ na hoti viññāṇassa ṭhitiyā. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không có tư niệm, không có tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú.
Ārammaṇe asati patiṭṭhā viññāṇassa na hoti. Khi nào sở duyên không có mặt thời thức không an trú.
Tadappatiṭṭhite viññāṇe avirūḷhe
āyatiṁ punabbhavābhinibbatti na hoti.
Do thức ấy không an trú và không tăng trưởng,
nên trong tương lai tái hữu không sanh khởi.
Āyatiṁ puna­b­bha­vā­bhi­nibbattiyā asati āyatiṁ jāti jarāmaraṇaṁ soka­parideva­dukkha­domanassu­pā­yāsā nirujjhanti. Do sanh khởi tái hữu không có mặt trong tương lai,
nên sanh, già chết, sầu, bi, ưu, não được đoạn diệt.
Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotī”ti.Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Kammakathā

Giảng Về Ngiệp

Paṭisambhidāmagga (I) Phân Tích Đạo (i)
--- ---
[Atītakammaṃ] [Nghiệp quá khứ]
Ahosi kammaṃ, ahosi kammavipāko. Có nghiệp quá khứ có kết quả của nghiệp quá khứ,
Ahosi kammaṃ, nāhosi kammavipāko. Có nghiệp quá khứ không có kết quả của nghiệp quá khứ,
Ahosi kammaṃ, atthi kammavipāko. Có nghiệp quá khứ có kết quả của nghiệp hiện tại,
Ahosi kammaṃ, natthi kammavipāko. Có nghiệp quá khứ không có kết quả của nghiệp hiện tại,
Ahosi kammaṃ, bhavissati kammavipāko. Có nghiệp quá khứ có kết quả của nghiệp vị lai,
Ahosi kammaṃ, na bhavissati kammavipāko. Có nghiệp quá khứ không có kết quả của nghiệp vị lai.
--- ---
[Paccuppannakammaṃ] [Nghiệp hiện tại]
Atthi kammaṃ, atthi kammavipāko. Có nghiệp hiện tại có kết quả của nghiệp hiện tại,
Atthi kammaṃ, natthi kammavipāko. Có nghiệp hiện tại không có kết quả của nghiệp hiện tại,
Atthi kammaṃ, bhavissati kammavipāko . Có nghiệp hiện tại có kết quả của nghiệp vị lai,
Atthi kammaṃ, na bhavissati kammavipāko. Có nghiệp hiện tại không có kết quả của nghiệp vị lai.
--- ---
[Anāgatakammaṃ] [Nghiệp vị lai]
Bhavissati kammaṃ, bhavissati kammavipāko. Có nghiệp vị lai có kết quả của nghiệp vị lai,
Bhavissati kammaṃ, na bhavissati kammavipāko. Có nghiệp vị lai không có kết quả của nghiệp vị lai.
--- ---
Ahosi kusalaṃ kammaṃ, ... Có nghiệp thiện
Ahosi akusalaṃ kammaṃ, ... Có nghiệp bất thiện
Ahosi sāvajjaṃ kammaṃ, ... Có nghiệp sai trái
Ahosi anavajjaṃ kammaṃ, ... Có nghiệp không sai trái
Ahosi kaṇhaṃ kammaṃ, ... Có nghiệp đen
Ahosi sukkaṃ kammaṃ, ... Có nghiệp trắng
ahosi sukhudrayaṃ kammaṃ, ... Có nghiệp tăng trưởng lạc
Ahosi dukkhudrayaṃ kammaṃ, ... Có nghiệp tăng trưởng khổ
Ahosi sukhavipākaṃ kammaṃ, ... Có nghiệp kết quả lạc
--- ---
Ahosi dukkhavipākaṃ kammaṃ,
ahosi dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ quá khứ
có kết quả của nghiệp kết quả khổ quá khứ,
Ahosi dukkhavipākaṃ kammaṃ,
nāhosi dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ quá khứ
không có kết quả của nghiệp kết quả khổ quá khứ,
Ahosi dukkhavipākaṃ kammaṃ,
atthi dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ quá khứ
có kết quả của nghiệp kết quả khổ hiện tại,
Ahosi dukkhavipākaṃ kammaṃ,
natthi dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ quá khứ
không có kết quả của nghiệp kết quả khổ hiện tại,
Ahosi dukkhavipākaṃ kammaṃ,
bhavissati dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ quá khứ
có kết quả của nghiệp kết quả khổ vị lai,
Ahosi dukkhavipākaṃ kammaṃ,
na bhavissati dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ quá khứ
không có kết quả của nghiệp kết quả khổ vị lai.
--- ---
Atthi dukkhavipākaṃ kammaṃ,
atthi dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ hiện tại
có kết quả của nghiệp kết quả khổ hiện tại,
Atthi dukkhavipākaṃ kammaṃ,
natthi dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ hiện tại
không có kết quả của nghiệp kết quả khổ hiện tại,
Atthi dukkhavipākaṃ kammaṃ,
bhavissati dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ hiện tại
có kết quả của nghiệp kết quả khổ vị lai,
Atthi dukkhavipākaṃ kammaṃ,
na bhavissati dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ hiện tại
không có kết quả của nghiệp kết quả khổ vị lai.
--- ---
Bhavissati dukkhavipākaṃ kammaṃ,
bhavissati dukkhavipākassa kammassa vipāko.
Có nghiệp kết quả khổ vị lai
có kết quả của nghiệp kết quả khổ vị lai,
Bhavissati dukkhavipākaṃ kammaṃ,
na bhavissati dukkhavipākassa kammassa vipākoti.
Có nghiệp kết quả khổ vị lai
không có kết quả của nghiệp kết quả khổ vị lai.
--- ---
Kammakathā niṭṭhitā.Phần Giảng về Nghiệp được đầy đủ.

Tài liệu A Tỳ Đàm