Lưu Ý:
Tài liệu do Cao-Xuân Kiên sưu tập và thiết kế.
Hy vọng góp phần hỗ trợ các bạn đạo tìm hiểu A Tỳ Đàm.
Sư Giác Nguyên (Toại Khanh) không quản lý hay cố vấn nội dung trang này.

29 tâm đổng lực hiệp thế

29 tâm đổng lực hiệp thế


12 tâm bất thiện
8 tâm đại thiện
5 tâm thiện thiền sắc giới
4 tâm thiện thiền vô sắc giới


Học các thứ tâm để biết chúng nằm ở vị trí nào trong dòng chảy tâm thức (lộ trình tâm).
29 tâm này làm phận sự đổng lực (ký hiệu C) - nghĩa là có khả năng tạo nghiệp (thiện hay bất thiện). Trong 7 cái tâm này tâm đầu tiên tạo nghiệp ngay trong đời hiện tại, gọi là hiện nghiệp. Năm tâm giữa tạo nghiệp trong nhiều kiếp sau kiếp kế tới, gọi là hậu báo nghiệp. Tâm đổng lực cuối (thứ 7) tạo nghiệp trong kiếp kế tới, gọi là sanh nghiệp.

12 tâm bất thiện


8 TÂM THAM (lobhamūlacitta)
Tâm tham thực ra chỉ có một nhưng ở đây chia làm 8 theo 3 khía cạnh:
  1. Sự ham thích một cách hào hứng - tức hỷ thọ (somanassasahagataṃ) hay hững hờ tức - xả thọ (upekkhāsahagataṃ).
  2. Có Tà Kiến (diṭṭhigatasampayuttaṃ) đi cùng hay không (diṭṭhigatavippayuttaṃ).
  3. Tự phát (asaṅkhārikam) hay đữợc tác động bởi sự do dự của chính mình hay từ ngữời khác (sasaṅkhārikam).

2 TÂM SÂN (dosamūlacitta)
  1. Sự bất mãn tự phát:
    Tâm sân thọ ưu hợp phẩn vô trợ
    (domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
  2. Sự bất mãn được tác động, kích thích bởi ngữời khác hay sự chần chừ của bản thân:
    Tâm sân thọ ưu hợp phẩn hữu trợ
    (domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)

2 TÂM SI (mohamūlacitta)
  1. Tâm si thứ nhất là trạng thái nghi hoặc về bất cứ vấn đề gì có liên hệ đến Tam Bảo.
    (upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttaṃ).
  2. Tâm si thứ hai là tâm si Phóng Dật, trạng thái tán loạn của tâm thức.
    (upekkhāsahagataṃ uddhaccasampayuttaṃ).

12 tâm này là nhân tạo quả bất thiện.

7 TÂM QUẢ BẤT THIỆN (akusalavipākacitta)
  1. Tâm Nhãn thức biết cảnh xấu
    (upekkhāsahagataṃ cakkhuviññāṇaṃ)
  2. Tâm Nhĩ thức biết cảnh xấu
    (upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ)
  3. Tâm Tỷ thức biết cảnh xấu
    (upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ)
  4. Tâm Thiệt thức biết cảnh xấu
    (upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ)
  5. Tâm Thân thức thô khổ
    (dukkhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ)
  6. Tâm Tiếp Thâu biết cảnh xấu
    (upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ)
  7. Tâm Quan Sát biết cảnh xấu
    (upekkhāsahagataṃ santīraṇacittaṃ)
    ** Tâm này có phận sự làm tâm tục sinh đưa chúng sanh về 4 cõi đọa.

Trừ thân thức thọ khổ (màu đen) 5 thức giác quan còn lại đều là thọ xả (màu xanh lá cây)

8 tâm đại thiện



8 TÂM ĐẠI THIỆN (mahākusalacitta)
  1. Tâm đại thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ
    (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
  2. Tâm đại thiện thọ hỷ hợp trí hữu trợ
    (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
  3. Tâm đại thiện thọ hỷ ly trí vô trợ
    (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)
  4. Tâm đại thiện thọ hỷ ly trí hữu trợ
    (somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)
  5. Tâm đại thiện thọ xả hợp trí vô trợ
    (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikam)
  6. Tâm đại thiện thọ xả hợp trí hữu trợ
    (upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikam)
  7. Tâm đại thiện thọ xả ly trí vô trợ
    (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikam)
  8. Tâm đại thiện thọ xả ly trí hữu trợ
    (upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikam)

* hợp trí = có Tâm Sở Trí tuệ (Vô Si)
* vô trợ = sự tự nguyện tự phát, do hiểu biết Phật pháp và khả năng vui thú trong điều lành.

12 tâm này là nhân tạo ra tâm quả thiện vô nhân và tâm đại quả.

8 TÂM QUẢ THIỆN VÔ NHÂN (ahetukakusalavipākacitta)
  1. Tâm Nhãn thức biết cảnh tốt
    (upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ cakkhuviññāṇaṃ)
  2. Tâm Nhĩ thức biết cảnh tốt
    (upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ sotaviññāṇaṃ)
  3. Tâm Tỷ thức biết cảnh tốt
    (upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ ghanāviññāṇaṃ)
  4. Tâm Thiệt thức biết cảnh tốt
    (upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ jivhāviññāṇaṃ)
  5. Tâm Thân thức thọ lạc
    (sukkhasahagataṃ kusalavipākaṃ kāyaviññāṇaṃ)
  6. Tâm Tiếp Thâu biết cảnh tốt
    (upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ sampaṭichanacittaṃ)
  7. Tâm Quan Sát (xả thọ) biết cảnh tốt
    (upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ santīraṇacittaṃ)
    ** Tâm này làm nhiệm vụ tục sinh cho người Lạc vô nhân (khiếm khuyết tật nguyền sinh ra trong cõi nhân loại và tứ thiên vương)
  8. Tâm Quan Sát (hỷ thọ) biết cảnh tốt
    (somanassasahagataṃ kusalavipākaṃ santīraṇacittaṃ)

8 TÂM ĐẠI QUẢ (mahāvipākacitta)
Là những loại tâm được tạo ra từ các tâm đại thiện (Nhân → Quả).
Tâm đại quả có 3 phận sự:
  1. Tâm Tái Sinh (patisandhi) vào các cõi lành
  2. Tâm Hữu Phần (bhavaṅga) còn gọi là tâm Hộ Kiếp, có phận sự duy trì cuộc sống thường nhật (xen kẽ vào giữa các lộ tâm).
  3. Tâm Mệnh Chung (cuticitta)

  • 8 tâm đại quả mang tên tương ứng với 8 tâm đại thiện.
  • 4 tâm hợp trí (1,2,5,6) làm nhiệm vụ tục sinh cho người Tam nhân
    (có đủ 3 Nhân: Vô Tham, Vô Sân, Vô Si - có khả năng nghe, thâu nhận, hiểu, hành trì chỉ / quán)
  • 4 tâm ly trí (3,4,7,8) làm nhiệm vụ tục sinh cho người Nhị nhân
    (do không có nhân Vô Si (Trí tuệ) nên không có khả năng hành trì chỉ / quán; mặc dù có thể rất thông minh trong đời sống thường nhật).


5 tâm thiện thiền sắc giới


5 TÂM THIỆN SẮC GIỚI (rūpāvacarakusalacitta)
  1. Tâm thiện Sơ thiền Sắc Giới, có đủ năm chi thiền.
    (vitakkavicārapītisukhekaggatasahitaṃ pathamajjhānakusalacittaṃ)
  2. Tâm thiện Nhị thiền Sắc Giới, còn lại bốn chi thiền.
    (vicārapītisukhekaggatasahitaṃ pathamajjhānakusalacittaṃ)
  3. Tâm thiện Tam thiền Sắc Giới, còn lại ba chi thiền.
    (pītisukhekaggatasahitaṃ pathamajjhānakusalacittaṃ)
  4. Tâm thiện Tứ thiền Sắc Giới, còn lại hai chi thiền là Lạc và Định.
    (sukhekaggatasahitaṃ pathamajjhānakusalacittaṃ)
  5. Tâm thiện Ngũ thiền Sắc Giới, còn lại hai chi thiền là Định và Xả.
    (upekkhekaggatasahitaṃ pathamajjhānakusala cittaṃ)

Thiền là sự tập trung tư tưởng trên một đối tượng. Việc này cần đến sự kết hợp cùng lúc của năm thiền chi:

  1. Tầm (vitakka): Sự hướng tâm đến đối tượng.
  2. Tứ (vicāra): Sự kiểm sát đối tượng.
  3. Hỷ (pīti): Sự hứng thú đối với đối tượng.
  4. Thọ (vedanā): Có thể là Lạc thọ (sukha) hay Xả thọ (upekkhā) trong lúc tập trung trên đối tượng.
  5. Định (ekaggatā): Sự tập chú (samādhi) trên đối tượng.

Năm chi thiền này, là năm tâm sở, Tầm, Tứ, Hỷ, Thọ, Định, nói trên bản chất thì ai cũng có thể có nhưng để chúng có đủ sức mạnh để trấn áp phiền não và đưa đến các tầng thiền thì đòi hỏi phải được trao dồi một cách đặc biệt thông qua pháp môn thiền Chỉ tịnh (samathabhāvanā).

* Tâm Quả Sơ thiền làm tâm tục sinh về 3 cõi Sơ thiền.
* Tâm Quả Nhị và Tam thiền làm tâm tục sinh về 3 cõi Nhị thiền.
* Tâm Quả Tứ thiền làm tâm tục sinh về 3 cõi Tam thiền.
* Tâm Quả Ngũ thiền làm tâm tục sinh về 2 cõi Tứ thiền và (trong trường hợp bậc Tam, Tứ quả) 5 cõi Tịnh cư.

4 tâm thiện thiền vô sắc giới



4 TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI (arūpāvacarakusalacitta)
  1. Tâm thiện Hư Không Vô Biên Xứ
    (upekkhekaggatāsahitaṃ ākāsānañcāyatanakusalacittaṃ)
  2. Tâm thiện Thức Vô Biên Xứ
    (upekkhekaggatāsahitaṃ viññāṇañcāyatanakusalacittaṃ)
  3. Tâm thiện Vô Sở Hữu Xứ
    (upekkhekaggatāsahitaṃ ākiñcaññāyatanakusalacittaṃ)
  4. Tâm thiện Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ
    (upekkhekaggatāsahitaṃ nevasaññānāsaññāyatanakusalacittaṃ)

4 tâm này đều có 2 chi thiền Xả và Định.
4 tâm này là nhân tạo quả tương ứng (thay từ kusala bằng vipāka).

Tài liệu A Tỳ Đàm