← Giáo Lý Căn Bản
[001] 26.12.2023 [002] 28.12.2023 [003] 02.01.2024 [004] 04.01.2024 [005] 09.01.2024
[006] 11.01.2024 [007] 16.01.2024 [008] 18.01.2024 [009] 23.01.2024 [010] 25.01.2024
[011] 30.01.2024 [012] 06.02.2024 [013] 15.02.2024 [014] 26.03.2024 [015] 04.04.2024
[016] 12.04.2024 [017] 19.04.2024 [018] 25.04.2024 [019] 09.05.2024

Lớp Giáo Lý Căn Bản
3 - Thứ ba, ngày 02/01/24.
(Lý Ngọc Nga ghi chép bài Sư Giác Nguyên giảng)

✴️ VẠN PHÁP DO DUYÊN VÀ BẢNG NÊU A TỲ ĐÀM.

Ta quay lại về dẫn nhập của tuần trước, tôi có giới thiệu nội dung học bằng cách là rút gọn giáo trình trong bốn cái tiền đề, tiêu đề giáo lý.

1️⃣ Tiêu đề 1 : VẠN PHÁP DO DUYÊN.
2️⃣ Tiêu đề 2 : TẤT CẢ CHỈ LÀ MỘT KHỐI TỔNG HỢP.
3️⃣ Tiêu đề 3 : VẠN PHÁP VẬN HÀNH THEO NGUYÊN TẮC TÙY THUẬN.
Nghĩa là sao ? Nó là tổng hợp nhưng mà cái nào đi với cái nào, không phải là không có luật.
4️⃣ Tiêu đề thứ 4 : CHÍNH LÀ PHÁP MÔN NGƯỢC DÒNG.

Có nghĩa là vạn pháp do DUYÊN bây giờ mình đi ngược lại cái duyên tạo, vạn pháp hiện hữu theo hình thức tổng hợp, bây giờ mình làm sao bung nó rời ra.
● Vạn Pháp vận hành theo nguyên tắc Tùy Thuận bây giờ mình làm sao mình đi ngược lại đừng cho nó Tùy Thuận với dòng chảy sinh tử nữa
● Nguyên tắc thứ tư là nguyên tắc Tháo Gỡ hay gọi là nguyên tắc ngược dòng
Nguyên tắc Tháo Gỡ là học về CHỈ QUÁN, 37 BỒ ĐỀ PHẦN.

● Loạt bài đầu tiên chúng ta học là tiêu đề số 1 : VẠN PHÁP DO DUYÊN.
Giả định bà con có biểu đồ trước mặt, Bảng Nêu Chi Pháp A Tỳ Đàm gồm có hai cột dọc :
- Cột trái là 121 Tâm.
- Cột phải phía trên là 52 Tâm Sở.
- Xuống nữa là 28 Sắc Pháp
- Dưới của 28 đó là Niết Bàn
- Hàng cuối cùng có 13 nút.
13 đó là tượng trưng cho 13 Pháp Chế Định, 13 khái niệm, thấy nó có số ít chỉ có 13 thôi mà lại nằm ở dưới chót mình tưởng đâu nó tầm thường, nhưng không. Toàn bộ đời sống của mình chỉ trừ ra Thánh Nhân và Hành Giả và người có học A Tỳ Đàm, còn ngoài ba hạng này ra thì tất cả chúng ta sống quần quật, tất bật ở trong 13 cái nút cuối cùng ở dưới, nó lớn chuyện như vậy đó. Bởi vì thế giới như tôi đã nói, nó có hai góc nhìn :
1/ GÓC NHÌN BẢN THỂ.
2/ GÓC NHÌN HIỆN TƯỢNG.
Góc nhìn về bản thể là phần trên, tức là mình nhìn thấy thế giới này nó gồm có THÂN VÀ TÂM tức là DANH VÀ SẮC.

Nói theo Bảng Nêu :
- Tâm nó gồm có 121 Tâm, còn nói gọn thì chỉ có 1 thôi, Tâm chỉ là Biết, mà nó cộng với 13 Tâm Sở trung tính, tức là 13 thành tố bắt buộc, không có thiện ác gì hết, Thiện ác, Thánh phàm gì cũng phải xài 13 cái này hết.
- Tâm chỉ là cái BIẾT cộng với 13 Tâm Sở trung tính để nó hoàn tất chức năng nhận biết đối tượng. Rồi bắt đầu có cái Tâm thiện hay là Tâm ác, Tâm phàm hay là Tâm thánh là do cái CỘNG.

● Thí dụ 1 + 13 ở đây chưa có thiện ác, phàm thánh. Nhưng mà thiện cộng với 13+14 thì nó ra tâm xấu, tâm ác, tâm bất thiện.
● Thiện +13 mà lại cộng với 25 nó là những thành tố tâm lý tích cực thì nó cho tâm thiện, tâm lành, tâm tốt.
● Xuống dưới nữa mình thấy có 28 Sắc Pháp, trên nguyên tắc mình không nên gọi 28 mà mình phải gọi 4 và 24 đúng hơn :
- 4 Sắc nền, 4 vật chất nền.
- 24 nhánh, ngọn.
Toàn bộ vật chất, 28 cấu tạo vật chất trong và ngoài chúng sinh.
Như vậy mình đã học xong Bảng Nêu rồi, hai cột dọc :
- Bên tay trái nguyên cột từ trên xuống là 121 nút, gom gọn lại còn có 1 nút thôi gọi là CÁI BIẾT.
- Bên tay phải phần trên gồm có ba phần : Tâm Sở trung tính bắt buộc phải có trong tất cả tâm thiện ác, thánh phàm.

Phần dưới tiếp theo mới là đặc biệt :
- 14 Tâm Sở bất thiện.
- Khi mà nó cộng với 1+13+14 tạo ra tâm bất thiện.
- Rồi xuống nữa 1+13+25 ra tâm lành, tâm thiện, tâm tốt.

Khi mình nhìn thế giới này qua mấy cái mà tôi vừa nói, tức là qua khía cạnh Chân Đế, khía cạnh Bản Thể.
Hàng 13 dưới cùng đó là cách chúng ta nhìn thế giới này ở khía cạnh Hiện tượng. Là sao ? Toàn bộ thế giới này, thế giới của phàm phu, kể cả người có học Phật Pháp mà lúc thất niệm thì chúng ta cũng chỉ sống ở trong 13, là nói chi tiết.
Nói gọn là như thế này :
▪️ TOÀN BỘ THẾ GIỚI NÀY NÓ CHỈ CÓ KHÁI NIỆM VÀ TỪ NGỮ.

Toàn bộ thế giới mà chúng ta đang sống, nói trên mặt Bản thể thì có :
▪️TÂM, TÂM SỞ, SẮC PHÁP.
Còn nói trên khía cạnh Chế định, khía cạnh Hiện tượng thì nó chỉ gồm có hai thứ, đó là :
● Khái niệm và Từ ngữ.
- Khái niệm về không gian, thời gian, chúng sinh.
- Khái niệm về phương hướng, thời tiết, mùa màng.
- Khái niệm về toán, lý, hóa, văn, sử, địa.
Tất cả gọi chung là khái niệm, chúng ta nhìn thế giới này từ những lĩnh vực mà mình đã học ở lớp trung học, toán lý hóa văn sử địa, đất đá, cây cỏ, hóa chất các nguyên tắc vật lý ... Tất cả những cái đó gọi là Khái niệm.

● Còn Từ ngữ nghĩa là sao ?
Từ ngữ gồm có hai, đó là :
1/ DANH CHƠN CHẾ ĐỊNH.
2/ PHI DANH CHƠN CHẾ ĐỊNH.
- Danh Chơn là cái thực sự hiện hữu.
- Phi Danh Chơn là những cái không có thật, là giả danh, là mặc định.
- Thế giới này có hai góc nhìn : GÓC NHÌN HIỆN TƯỢNG và GÓC NHÌN BẢN THÊ
- Góc nhìn về Bản thể là chỉ cho cái gì mà nó là cốt lõi không thay đổi, còn cái nhìn thế giới qua khía cạnh Hiện tượng thì mình thay đổi được.

Chúng ta học về thế giới, vũ trụ, học về chúng sinh, chúng ta phải học về hai góc nhìn :
● Góc nhìn một : HIỆN TƯỢNG.
Là có nam nữ, đẹp xấu, cao thấp, trắng đen, mập ốm, có nhân loại, có chư thiên, phạm thiên, có bàng sinh, có ngạ quỷ, địa ngục, Atula, chim muông, súc vật hai chân, bốn chân và không chân, bò sát hay là côn trùng ... trường hợp đó mình đang nói về thế giới hiện tượng, thấy nó vậy nhưng mà nó khác đi.

● Học về thế giới BẢN THỂ là : TÂM, TÂM SỞ, SẮC PHÁP.
Thế giới này rối bởi vì chúng ta sống chủ yếu là sống về hiện tượng. Vì không chịu thấy rằng TÂM CHỈ LÀ BIẾT.
Không thấy rằng thiện chỉ là 6 căn biết 6 trần bằng tâm lành, bằng công thức 1 + 13 + 25.
Còn ác = 1 + 13 + 14.
Còn buồn, vui, sướng, khổ, là sao ? Vui, sướng, chính là 6 căn biết 6 trần như ý.
Khổ = 6 căn biết 6 trần bất toại.
Chỉ vậy thôi.
Nếu mà hiểu được như vậy thì thế giới nó không có rối, nó không có khổ như mình bây giờ. Chính vì mình không hiểu được ở góc độ sâu sắc như vậy, mình chỉ nhìn trên cái mặt nổi của nó thôi, cho nên từ đó mới có cái này đẹp, cái kia xấu.
Cái nhìn của các Bậc Thánh không thông qua hiện tượng.

● Bài đầu tiên của tiêu đề VẠN PHÁP DO DUYÊN :
Tất cả vô lượng, gạch dưới ở chữ VÔ LƯỢNG, vô lượng có nghĩa là đếm không hết, tất cả chúng sinh trong vô lượng vũ trụ, có nghĩa là sinh vật, động vật, khoáng vật, mình gom vô hết, các cái loài bò, bay, máy cựa, phi cầm, tẩu thú ... mình gom vô hết, cây cỏ đất đá, kim ngân bảo thạch ... mình gom vô hết, thì nó chỉ nằm gọn trong 6 căn 6 trần thôi.
- 6 căn có nghĩa là 6 khả năng nhận biết thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (thân là xúc giác, ý là tinh thần).
- 6 trần là tất cả những gì mà được 6 căn nhận biết.
- Toàn bộ vô lượng vũ trụ và tất cả chúng sinh, sự hiện hữu của vũ trụ và tất cả chúng sinh, gom lại là 6 căn và 6 trần. Vậy thì nó mắc mớ gì tới chữ DUYÊN, có chứ, nghe cho kỹ nè. Nhìn cái tấm biểu đồ của A Tỳ Đàm, từ ở trên xuống mình thấy 12 bất thiện đúng không ?
Đó là tâm Nhân.
Tuột xuống nữa, mình thấy 8 đại thiện là tâm nhân.
8 đại quả là tâm quả
8 đại tố là nằm ngoài nhân quả
Xuống nữa mình thấy 27 tâm thiền
Xuống nữa mình thấy các tâm siêu thế.
Như tôi vừa nói :
- Vô lượng chúng sanh trong vô lượng vũ trụ chỉ là 6 căn 6 trần.
- Tùy thuộc vào việc chúng ta thích bao nhiêu loại trần cảnh mà ta có bấy nhiêu loại tham ái.
- Tùy thuộc vào cái chuyện mà ta đam mê, thích thú, bao nhiêu loại trần cảnh, mà ta tiếp tục tạo thêm các căn cho đời sau.
- Bản thân cái thích là Tâm Nhân, rồi vì cái thích đó mà tôi làm đủ thứ chuyện, 6 căn là cái Quả của lòng đam mê trong 6 trần, do 6 ái đời trước đời này sinh ra có 6 căn.
- Có nhiều người thường xuyên sống trong 6 trần bất toại mà lại không có điều kiện đến với 6 trần như ý.
Vì sao vậy ? Là vì kiếp xưa ta đã từng đam mê trong 6 trần nhưng mà không có tạo công đức. Cho nên bây giờ cũng có 6 căn (sự hiện hữu của mỗi người chỉ là sự hiện hữu của 6 căn) đam mê trong 6 trần có cái tên là 6 ái - từ 6 ái đó nó dẫn đến cái chuyện bây giờ mình sanh ra có 6 căn, nhưng mà 6 căn của mình biết toàn là 6 trần bất toại.
Còn người ta có đam mê nhưng mà người ta có tạo công đức, bố thí, trì giới, từ tâm, bao dung, yêu thương, nghe pháp, phục vụ, hồi hướng. Cho nên sinh ra cũng có 6 căn, nhưng 6 căn của họ chỉ biết toàn là 6 trần như ý.
- Mỗi lần mình có tâm thiện hay là tâm ác dù ngắn ngủi chỉ có một giây đồng hồ thôi, một giây nha ! Chỉ có một giây đồng hồ. Thì ngay lúc đó lập tức ta tạo ra hai thứ Nghiệp.
Đó là NGHIỆP BÌNH SINH và NGHIỆP TÁI SINH.
Mỗi lần ta có một tâm thiện hay là tâm bất thiện thì coi như là ta đang kín đáo tạo ra hai thứ Nghiệp :
- Nghiệp Tái Sinh và Nghiệp Bình Sinh.

● Nghiệp Tái Sinh là sao ?
Là cái tâm thiện đó, tâm ác đó, nó sẽ kín đáo tạo ra tâm đầu thai mà ngay bây giờ mình không biết nó là bao lâu. Giống như cây xoài mà chưa tới lúc ra trái mình không biết trái nằm ở đâu, nhưng mà mai này đúng ngày, đúng giờ, tự nhiên cây xoài ra bông, nó ra bông rồi từ từ nó thành ra trái, còn trước khi nó ra bông thì mình không thể nói trái nó nằm ở đâu. Bởi vì Duyên nó chưa đủ. Ở đây cũng vậy. Khi mà mình tạo Nghiệp thiện ác thì ngay lúc đó mình kín đáo tạo ra hai loại Nghiệp. Đó là Nghiệp Tái Sinh và Nghiệp Bình Sinh, mà chưa đến lúc cho Quả thì mình không thể nói nó nằm ở đâu được hết.

● Quả Tái Sinh là gì ?
Do cái tâm lành hôm nay nó đã kín đáo tạo ra tâm đầu thai về cõi lành cho tôi trong một kiếp nào đó, rồi các vị trong zoom hỏi kiếp nào, kiếp nào ? Cái đó nói không được, bởi vì tùy cái mạnh yếu, có những tâm lành cho Quả ngay kiếp kế sau kiếp này. Nhưng có những tâm lành nó phải đợi đến một ngàn, hai ngàn, ba ngàn, năm ngàn, mười ngàn kiếp nữa nó mới cho Quả đưa tôi đi đầu thai cõi vui.
Nhưng đó mới chỉ là Quả của Nghiệp Tái Sinh thôi, còn cái Nghiệp thứ hai nữa :
● Nghiệp Bình Sinh : Sau khi tôi sinh ra rồi, biết đi, biết chạy rồi, biết sinh hoạt độc lập rồi, thì tôi được buồn, vui, sướng, khổ gì đó. Thì cái đó là Nghiệp Bình Sinh.
- Ví dụ như bây giờ tôi có lòng sát sinh và tôi đã thực hiện chuyện đó. Chính vì vậy cho nên tôi đã kín đáo tạo ra tâm đầu thai về cõi xấu.
Đó là Nghiệp Tái Sinh.
Còn Nghiệp Bình Sinh, mai này tôi đầu thai vô làm con chó, con heo, thì tôi bị người ta đập đầu giết lại theo cái cách mà kiếp xưa tôi đã làm cho chúng sinh khác. Hoặc là sau giây phút chào đời, có đứa ăn không hết. Có đứa không có gì để ăn, đó gọi là Nghiệp Bình Sinh.
Có đứa khỏe, đứa đau, đứa xấu, đứa đẹp, đứa giàu, đứa nghèo, đứa khôn, đứa khờ ... Thì cái đó được gọi là Quả Bình Sinh.
Còn Quả Tục Sinh hay là Quả Tái Sinh chính là tâm đầu thai đầu đời của mình.
- Sự hiện hữu của tất cả vũ trụ và vô lượng chúng sanh chỉ nằm gọn trong 6 căn 6 trần.
- Tùy thuộc vào ta thích thú bao nhiêu trần cảnh mà ta sinh ra cũng có được bấy nhiêu căn.
- Ngay trong lúc thích thú trần cảnh thì ta đã kín đáo tạo ra ác cảm đối với các trần cảnh ngược lại.
- Có 6 căn mà không biết tu tập thì sẽ có thích cái này, thích cái kia, mà hễ có thích là có cái ghét cái ngược lại.
Và để chạy theo cái thích và trốn cái ghét thì Nghiệp ác nào tôi cũng làm miễn là có được cái tôi thích và tránh được cái tôi ghét.
- Do thái độ xử lý 6 trần như vậy của 6 căn, khi mà tôi chết rồi nó sẽ đi về một cảnh giới tương ứng với cái kiểu sống của tôi.
- Toàn bộ phiền não của chúng sanh nếu mà nói gọn chỉ có hai thứ ĐAM MÊ và BẤT MÃN. Phiền não thay vì mình nói là tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi. Nhưng có trường hợp chỉ nói gọn thôi. Tất cả phiền não chúng sanh chỉ là THÍCH và GHÉT
Khi mà thích nó mới đi kèm với vô số ngộ nhận, lẽ ra phải thấy rằng mọi thứ rất là mong manh, giả tạm, do các điều kiện hỗ trợ mà thành. Có đó rồi mất đó.
Thích và Ghét là do tiền nghiệp quá khứ, khuynh hướng tâm lý, chứ không có cái nào đẹp xấu tuyệt đối.
- Hạnh phúc và đau khổ nó đi ra từ cái chuyện mình thích và ghét cái gì đó. Và tùy vào môi trường sống của mỗi người, trình độ văn hóa, văn minh, khả năng tư duy của mỗi người mà ta thích cái gì, ta ghét cái gì.
▪️KHI CÓ ĐƯỢC CÁI MÌNH THÍCH MÌNH GỌI ĐÓ LÀ HẠNH PHÚC.

Có một sự khác biệt rất là lớn giữa người có tu học và người không có tu học. Người có tu học khi gặp Quả xấu của quá khứ thì họ đón nhận bằng Chánh Niệm, bằng tâm lành, ĐÓN NHẬN QUẢ XẤU MÀ TẠO NHÂN LÀNH.
Còn người không biết đạo khi gặp cảnh bất mãn, sống trong điều kiện hoàn cảnh bất mãn thì họ chị sống bằng tâm sân, khi không học tập giáo lý không có hành trì, KHI NHẬN QUẢ THIỆN HỌ LẠI TIẾP TỤC TẠO NHÂN XẤU.
Là sao ? Họ hài lòng, họ hãnh diện với cái nhà của họ, với đôi dép của họ, bàn chân của họ, bàn tay của họ, cái môi, cái răng, làn da của họ, Họ hài lòng với kiến thức của họ, hài lòng với tất cả những cái mà họ có, rồi họ có điều kiện đi chơi, trăng thanh gió mát, thắng cảnh danh lam, họ lại chìm đắm trong cái đó toàn bằng tâm Tham không.

Như vậy thì người có tu dù gặp cảnh bất toại hay cảnh như ý họ vẫn tiếp tục tạo Nhân lành khi họ sống bằng Từ bi, Trí tuệ và Chánh niệm.
Còn người không có tu học thì dù cho họ đón nhận Quả xấu hay Quả thiện cũng đều bằng tâm xấu hết.
Ví dụ : đắng cay, nghiệt ngã thì họ đón nhận bằng tâm Sân bất mãn. Nếu ngọt ngào đẹp đẻ, vui tươi lấp lánh, lung linh lộng lẫy, thì họ lại đón nhận bằng tâm Tham.
Cho nên cái dòng chảy luân hồi nó chỉ là chữ DUYÊN thôi.

Do tiền nghiệp quá khứ, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại, ở đâu và thường gặp ai, tất cả những cái này cộng lại thành ra một cái thứ khái niệm sống đời.
▪️VŨ TRỤ NÀY CHỈ LÀ SỰ HIỆN HỮU CỦA 6 CĂN 6 TRẦN.

Tùy thuộc vào tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống, mà ta đam mê trần nào trong 6 trần hay là đam mê cả 6 trần.

Tùy thuộc vào cái chuyện ta đam mê trong mấy trần mà ta sẽ sinh ra trong một cảnh giới có mấy căn.

Và tùy thuộc vào cái chuyện ta có gặp Minh Sư - Thiện Hữu để mà tu học hay không. Nếu mà có, thì sinh ra có 6 căn và tận dụng những khoảnh khắc tiếp xúc 6 trần để tiếp tục tu tập, đủ duyên chứng Thánh, Niết Bàn đời này, còn không thì tiếp tục sinh tử, họ cũng sinh ra trong một điều kiện, một bối cảnh, một môi trường mà 6 trần đều rất là như ý.
Còn nếu mình không gặp Minh Sư - Thiện Hữu, mình tiếp tục đam mê trong 6 trần thì mai này sinh ra mình cũng có 6 căn. Nhưng mà vì thiếu tu tập cho nên 6 căn của mình nó biết toàn là cảnh bất toại.
Mỗi lần ta tạo một cái Nghiệp thiện ác, một cái móng tăm, một cái vọng niệm thiện ác, thì ngay lúc đó ta đã kín đáo tạo ra hai thứ Nghiệp. Đó là NGHIỆP TÁI SINH VÀ NGHIỆP BÌNH SINH.

▪️TOÀN BỘ ĐỜI SỐNG CỦA CHÚNG SINH CHỈ GÓI GỌN TRONG HAI CHỮ NHÂN VÀ QUẢ.

Do tôi có tâm thiện, tâm ác nó tạo ra hai thứ Quả :
▪️QUẢ BÌNH SINH VÀ QUẢ TÁI SINH.

● Quả Bình Sinh có hai :
- Bình Sinh gốc và Bình Sinh ngọn.
- Bình Sinh gốc có một loại tâm mang tên là tâm Hữu Phần (bhavanga) : điều kiện nền tảng để làm nên một kiếp sống, có nghĩa là sau giây phút đầu thai có một loại tâm mang tên là Bhavanga, cái tâm này trải dài suốt cuộc đời của tôi, thỉnh thoảng đã bị gián đoạn. Tại sao vậy ? nó trải dài, nó là tâm chủ yếu, trải dài suốt đời sống 50 năm, 80 năm, 95 năm, 100 năm của tôi. Nhờ có nó nên tôi mới khác với xác chết, bởi vì không có tâm đó tôi thành xác chết rồi, lạnh ngắt rồi. Nhưng mà nhờ có tâm đó nên tôi mới có hơi thở vào ra, nhờ có tâm đó mà tôi có thân nhiệt ấm áp.
Và cái loại tâm này thỉnh thoảng nó bị gián đoạn, mà tôi nhắc lại nó là tâm Quả của kiếp trước. Tôi có làm việc Bố thí, Cúng dường, nhờ có tâm lành đó tôi sinh ra tôi mới có được tâm đầu thai để chui vô bụng Mẹ tôi, đó là Nghiệp Tái Sinh, nhưng mà sau giây phút đầu thai đó nó có một loại tâm cũng cùng loại với tâm đầu thai có tên là Bhavanga trải dài suốt đời sống của tôi và thỉnh thoảng nó bị gián đoạn trong những lúc mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, đầu suy tư.
Nếu mà không có loại (tâm nền) tức là loại tâm trải dài, những lúc tôi thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, tôi gọi nó là (tâm ngọn), nó cũng là tâm Quả. Có nghĩa là sao ? Có nghĩa là thỉnh thoảng nó mới trồi lên giống như mấy cái mầm mấy cái chồi vậy đó.
Cái tâm nó chạy suốt như vậy đó, khi tôi ngủ là tôi ngủ bằng tâm Bhavanga. Và khi tôi thức nó cũng xuất hiện liên tục để nó phân lô. Nó xuất hiện liên tục thỉnh thoảng vẫn bị gián đoạn là khi nào, thỉnh thoảng mắt tôi nhìn cái này, nhìn cái kia, lúc tâm Nhãn Thức xuất hiện tâm Bhavanga tạm thời mất, tâm Nhãn Thức xuất hiện để tôi nhìn cái này, ngắm kia bằng tâm thiện hay tâm bất thiện gì đó, thì tâm Bhavanga tạm thời mất, sau giai đoạn đó nó bèn trở lại. Rồi lỗ tai. Có âm thanh nào làm cái đùng xuất hiện thì cái tâm Bhavanga này gián đoạn để cho nó xuất hiện một loạt tâm. Tâm chủ đạo là tâm Nhĩ Thức để cho nó làm việc.
Tức là tâm Bhavanga đang trải thì tự nhiên có âm thanh nào lớn xuất hiện thì tâm Bhavanga gián đoạn để tôi làm cái việc nghe, mà cái nghe ở đây người không học A Tỳ Đàm tưởng tôi nghe là hết.
Nhưng A Tỳ Đàm nói không!
A Tỳ Đàm nói cho mình biết rằng nó có một chuỗi tâm thức rất là dài, một chuỗi như vậy là 17 sát na, nó có vô số cái 17 cộng lại thành ra một cái lộ trình dài, để chi ? để cho tôi hoàn tất cái việc nghe thông qua nhiều cái loạt tâm, nhiều cái sát na xuất hiện tiếp sau đó, nó mới cho tôi biết rằng cái tiếng này là cái tiếng nhánh cây khô bị gãy, trái dừa bị rụng, tiếng người ta đốt pháo, tiếng ai đó liệng đồ trên mái tôn hoặc là tiếng trời gầm sấm chớp gì đó ... nhưng mà thoạt đầu tiên tôi nghe cái bùm, tôi không hiểu gì hết, thì phải qua một loạt tâm phân tích, phân tích, phân tích, phân tích ... thì bản thân cái nghe này nè cũng là tâm Quả của quá khứ. Một loạt tâm phân tích cũng là Quả quá khứ.
Nhưng mà cái này mới quan trọng.
Nó phân tích xong xuôi rồi các phản ứng của nó là tâm thiện hay là bất thiện, lúc đó là NHÂN HIỆN TẠI.
Nếu tôi là người có học giáo lý, có Minh Sư - Thiện Hữu thì sau khi mà tôi phân tích tiếng đó là tiếng gì thì tôi bèn quay lại với Chánh Niệm. Còn đằng này tôi không có học đạo hoặc tôi có học mà tôi không có hành trì, thì sau một loạt cái tâm nghe âm thanh, phân tích âm thanh gì đó, tôi bèn có tâm khó chịu.
- Tâm đầu thai là tâm Quả
- Tâm Bhavaga (tâm nền) là tâm Quả
- Loat tâm nghe, thấy, ngửi, cũng là tâm Quả.
- Tâm phân tích, phân tích, phân tích ... cũng là tâm Quả.
- Đời sống của mình là từ Quả này chuyển đến Quả kia, Quả của tiền kiếp, có lúc mình xài tâm Quả này có lúc mình xài tâm Quả kia, toàn là tâm Quả không.

Người có tu học trên cái nền Quả đó thì họ lại trồng Nhân lành, người không có tu, trên cái nền Quả đó trồng toàn là Nhân xấu không.

- Tâm đầu thai đầu đời là tâm Quả thiện ác quá khứ
- Loạt tâm Bhavanga trải dài suốt kiếp sống cũng là tâm Quả quá khứ
- Loạt tâm thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng cũng là tâm Quả quá khứ.
- Loạt tâm phân tích cảnh cũng là Quả của quá khứ
- Nhưng mà sau khi phân tích xong, thiện hay bất thiện lại là Nhân hiện tại.
- Tại sao người này thiện nhiều hơn người kia, người kia ác nhiều hơn người này. Tại sao vậy ? là vì sự tác động của tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống.

▪️VÔ LƯỢNG VŨ TRỤ GỒM CÓ HAI PHẦN NHÂN VÀ QUẢ.

Do phần Nhân mà để chúng ta có mặt ở trong một thân phận, một hình hài nào đó. Đó gọi là Quả.
Trong cái nền tảng của hình hài, thân phận ấy khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần ta lại gieo Nhân ác hay Nhân thiện để tiếp tục từ cái Nhân này tạo ra một đời sống khác, mà đời sống đó căn bản nó là Quả.
Tâm đầu thai là Quả
Tâm nhận biết trần cảnh là Quả
Chỉ riêng phản ứng tâm lý của mình là Nhân.
Trong một ngày có vô số lần tâm Quả của mình đón nhận trần cảnh và cũng có chừng ấy là Nhân thiện, Nhân ác xuất hiện.
- Khi ta bất mãn cái gì là ta khổ ngay bây giờ.
- Khi ta đam mê cái gì là ta sẽ khổ sau này.
- Nhân thiện, Nhân lành thì làm biếng tạo, mà hễ tạo được ba mớ thì bèn lấy đó làm điều kiêu ngạo, và khi hưởng được Quả lành thì lại đắm đuối, đê mê, chìm đắm, không có đường rút lui.

🌾 Sư Giác Nguyên giảng.
☘️ Lớp Giáo Lý Tìm Hiểu Phật Học.
(Lý Ngọc Nga ghi chép).

🙏Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Youtube video
Xem thêm:
  • 20240102/GIÁO LÝ CĂN BẢN BUỔI 3 (2-1-2024).docx
  • ← Giáo Lý Căn Bản