← Giáo Lý Căn Bản
[001] 26.12.2023 [002] 28.12.2023 [003] 02.01.2024 [004] 04.01.2024 [005] 09.01.2024
[006] 11.01.2024 [007] 16.01.2024 [008] 18.01.2024 [009] 23.01.2024 [010] 25.01.2024
[011] 30.01.2024 [012] 06.02.2024 [013] 15.02.2024 [014] 26.03.2024 [015] 04.04.2024
[016] 12.04.2024 [017] 19.04.2024 [018] 25.04.2024 [019] 09.05.2024

Lớp Phật Pháp Căn Bản
6 - Thứ Năm, ngày 11/01/24

(Lý Ngọc Nga ghi chép bài Sư Giác Nguyên giảng).

✴️ PHÂN LOẠI TÂM

Kính thưa đại chúng hôm nay chúng ta mới chính thức học bài đầu tiên, học bài số một, học bài số một nha, mấy bài trước không có kể, mấy bài trước dẫn nhập thôi đó.
Bữa nay là bài học đầu tiên cho nên kể từ sau cái buổi học này thì chúng ta mới có những câu hỏi, mấy bữa giảng trước chỉ là nói chuyện dẫn nhập thôi.

Chúng ta vẫn tiếp tục trong cái tiêu đề đầu tiên đó là :
VẠN PHÁP DO DUYÊN.
Thưa đại chúng, ai từng nghe chúng tôi nói chuyện trong các bài giảng chắc còn nhớ cái này, chúng ta thử hình dung ra một trái lựu, một trái, số 1 nha, số 1, 1 trái lựu ở trong cái một đó nó lại có rất là nhiều hạt. Theo mô tả trong Kinh thì trên thế giới chúng ta đang sống nó giống như trái lựu vậy đó, mà đã nói trái lựu thì mình phải hiểu nó được lấy từ cây lựu, và cây lựu có thể là một vườn lựu hay là một rừng lựu, mà bây giờ trước mắt là một trái trước.
Thì trái đất chúng ta, hành tinh chúng ta giống như trái lựu vậy đó, thì ở trong trái lựu đó có vô số chủng loại chúng sinh đó là một cách nói, cách nói thứ hai thế giới này nó gồm có 31 cảnh giới, thì trong đó trái đất của chúng ta nó chỉ là một thôi.
Trái đất chúng ta chỉ là một cái hạt, một cái hạt ở trong trái lựu đó, có nghĩa là vũ trụ này được cấu tạo là trong cái này có cái kia không có gì là một, hồi nãy tôi nhấn mạnh chữ một là vậy đó. Gọi là một nhưng thực ra một trái lựu giống như một trái cam có nhiều múi vậy đó. Thì hình hài chúng ta cũng là một trái lựu, ngôi nhà chúng ta ở cũng là một trái lựu, đất nước vùng miền châu lục lãnh thổ cũng là một trái lựu, trái đất là một trái lựu, và nói theo A Tỳ Đàm thì mỗi thế giới như vậy là một trái lựu gồm có 31 cảnh giới.

Chúng tôi sẽ nói rõ chữ cảnh giới này, cảnh giới ở đây không hẳn là không gian nha. Nhớ nha.
Chữ cảnh giới ở đây không hẳn là không gian, thì cảnh giới ở đây gồm có 31, mỗi thế giới gồm có 31 hột, thì trong đó có giới sa đọa. Cảnh giới sa đọa, cảnh giới của nhân loại, cảnh giới của dục thiên. Dục thiên tức là mấy ông tiên sống hưởng dục, có làm công đức nhưng mà lại thích hưởng dục thì về các cõi người hoặc là cõi dục thiên.
Còn thiếu công đức thì xuống các cõi đọa, có phước mà thích hưởng thụ thì về cõi người hoặc cõi dục thiên, còn cõi phạm thiên là dành cho những người chán dục họ không muốn hưởng thụ vật chất nữa, họ chỉ an lạc bằng vào sự vắng mặt của tham dục. Khi mà mình chán không còn thích nữa, thì khả năng chán không có thích trong vật chất nữa thì khả năng tập trung của mình rất lớn, và với khả năng tập trung đó mình đương nhiên có một thứ an lạc mà người hưởng dục họ không tài nào hình dung được.

Ví dụ như một đứa bé nó chỉ biết sữa mẹ, sữa bình thì nó không tài nào mà nó hình dung được cái cảm giác ăn ngon của người có răng, dứt khoát không thể nào, nó đang sống bằng sữa mà. Nó không thể nào hình dung được cái ngon miệng những món ăn ngon lành của người có răng hết, chứ tôi không nói là người lớn. tôi phải nói rõ nói chính xác là người có răng. Có nghĩa là đứa bé từ 4 tuổi trở lên là nó biết đồ ăn ngon là cái gì ? 3 tuổi, 2 tuổi, là biết nhưng mà nếu nó đang sống chỉ bằng sữa thì chịu thôi.
Đại khái như vậy.

Và có những cái cảm giác của người nghèo nó khác với người giàu, người giàu họ có những trải nghiệm mà người nghèo không có cơ hội biết. Nhớ nha.
Mình chỉ tạm, mình dùng tạm ví dụ như vậy để bà con hiểu vậy thôi.
Thì nếu mình do ác nghiệp mình phải sa đọa vào các cảnh thấp kém, thì ở dưới mình chỉ có đau khổ thôi mình không thể nào hình dung được an lạc cõi người.
Mà mang thân nhân loại chúng ta khó bề hình dung được an lạc của Chư Thiên.
Ngay cả trong Kinh Hiền Ngu, Đức Phật Ngài dạy một vị Chuyển Luân Vương cái hạnh phúc người đó không bằng một phần trăm của vị trời trên Đao Lợi.
Dễ sợ như vậy.
Chuyển Luân Vương cai trị toàn quả đất này nhưng mà cảm giác sung sướng, thoải mái, an lạc, không bằng.
Bởi vì vị này còn bị nóng, bị lạnh, bị đói, bị khát. Còn phải mắc bận rộn chuyện tiểu tiện, nhưng mà Chư Thiên sáu cái này không có.
Trên Chư Thiên không có cái vụ đói khát, tiểu tiện, nóng lạnh, không có.
Đó là Ngài nói, trong Kinh Ngài nói cho dễ hình dung vậy thôi. Chứ còn cảm giác của Chư Thiên đặc biệt loài người không thể hình dung được.
Tôi tạm ví dụ chắc bà con biết, ai mà từng đi máy bay ghế Business bay vòng quanh thế giới, rồi bước xuống vô mấy cái Resort, vô ở khách sạn 5 sao, vô tận hưởng mấy cái Spa thì những cảm giác đó, cái người nhà quê mà không có tiền thì có nằm chiêm bao cũng không hình dung ra được. Tôi biết là do tôi đọc sách báo chứ đừng có nghĩ là tôi biết mấy cái đó nha. Tôi chưa từng biết cái vụ đi vòng quanh thế giới, 5 sao, 7 sao, đừng có hiểu lầm ... nghe như vậy rồi tưởng là chắc tôi có ... không, không ... không.
Thì do thiếu công đức, thiếu ở đây phải hiểu thiếu tạm thời, chứ không phải là đời đời kiếp kiếp là đọa hoài cái đó sai.
Thiếu là ngay cái lúc kiếp đó mình thiếu phước không được về cảnh an lạc ngay cái kiếp đó thôi.
Thì mình bị đọa, thì trong đó mình không hình dung được sung sướng cõi người.
- Cõi người không hình dung được sung sướng của Chư Thiên.
- Cõi Dục Thiên mà Dục Thiên không có hình dung được an lạc của Phạm Thiên.
- Và trên hết cái vị Phạm Thiên không có tài nào mà họ hình dung được sự an lạc của Bậc Thánh Tu Đà Hườn.
Cảm giác của một người không còn Thân Kiến cảm giác đó độc đáo lắm.
Bởi vì ví dụ như mình chứng Thiền, mình xếp chân nhắm mắt lại là 5 Triền Cái vắng mặt không còn âu lo, không tiếc nuối, không nhớ thương, không sợ hãi, không hờn giận.
Hạnh phúc lắm, hạnh phúc ghê lắm.
Đã vậy nếu có thần thông còn có khả năng nhớ được đời này kiếp trước, thấy được trên trời dưới biển, hang sâu núi thẳm. Thấy hết, sung sướng lắm, đắc Thiền. Nhưng mà nếu anh còn Thân Kiến thì anh vẫn còn phải bị đè nặng bởi ý niệm TÔI LÀ cái này, TÔI LÀ cái kia, cái này CỦA TÔI.
Cái đó rất nặng.
Nặng lắm. Vì sao ?
Vì khi đối diện với giây phút lâm chung. Nếu mà không giữ được Thiền thì cảnh giới tái sinh của vị đó không nói được. Cực kỳ bấp bênh.
Nhớ ha. Cái này nhớ.
Cái đó quan trọng lắm, cái đó rất là quan trọng.

Một vị Thánh thấp nhất là Tu Đà Hườn ngay cái lúc mà Tâm Sơ Đạo xuất hiện rồi tiếp đó Sơ Quả.
Vị đó ngay lập tức, trong Kinh nói có một hàng chữ chạy ngay trên trán như vậy đó, mà chỉ có vị đó cảm nhận được thôi.
Ngay lúc đó một hàng chữ chạy ngang trán, chạy ngang có nghĩa là gì ?
Có nghĩa là một dòng tư tưởng nó lướt ngang đầu vị đó. Vị đó biết là :
● TẤT CẢ MỌI THỨ DO DUYÊN MÀ CÓ VÀ CŨNG DO DUYÊN MÀ MẤT ĐI.
Hết. Ở đây chỉ có vạn Pháp do Duyên mà có rồi cũng do Duyên mà mất đi, bất cứ cái gì mà do Duyên tạo ra thì tất cả đều tiêu diệt, tiêu hoại.
Mình nghe câu này nó thường nhưng mà nó rất sâu, sâu lắm. Bởi vì hiểu câu này rốt ráo thì trên đời này không còn nam nữ, đẹp xấu, chư thiên, loài người, chó heo, gà vịt, không còn nữa. Tất cả chỉ là do Duyên mà có, chớp tắt, chớp tắt ... Rồi cũng do Duyên mà mất đi, chớp tắt, chớp tắt ...
Vị đó thấy rõ rằng mình chỉ là một hạt ánh sáng, thế giới này chỉ là SÓNG VÀ HẠT, cái biết đó không phải là cái biết vật lý mà đó là cái Biết Giác Ngộ.
Thấy rõ ràng như vậy,
Thấy rõ ràng như vậy.
Bây giờ bỏ vị đó ra, trong Kinh nói đốt ra tro thì vị đó cũng không bỏ được cái nhận thức đó, gớm như vậy.

Hồi nãy giờ tôi giới thiệu các vị nghe
● CÁC CẢNH GIỚI
Giờ tôi chốt lại trái lựu nó gồm 31 cảnh giới mà nó có vô số trái lựu như vậy.
- Cứ một ngàn trái lựu như vậy thì nó làm nên một tiểu thiên thế giới.
- Một ngàn tiểu thiên nó làm nên một trung thiên.
- Một ngàn trung thiên làm nên một đại thiên thế giới.
- Mà cứ mười ngàn đại thiên như vậy là một khu vực hoằng pháp có một Đức Phật.
Và tại sao chúng sanh, ai ... ai ... ai là người sắp xếp cái đó, sắp xếp cái chuyện mà nhóm, từng nhóm như cái ổ ếch vậy ? và các vị pha hạt é, hạt chia đó, mình pha một ly mình đổ dưới đất mình thấy một bãi vậy đó, trong đó có mấy chấm đen .. đen .. đen.
Thì cứ một Phật Sát, một khu vực hoằng pháp nó giống như một cái ổ ếch vậy đó.
Mà có vô số ổ ếch như vậy.
Vô số cái ổ ếch như vậy.
Gớm lắm !

Trong mỗi một ổ ếch như vậy có mười ngàn đại thiên, mà mỗi đại thiên có một ngàn trung thiên, mỗi một trung thiên có một ngàn tiểu thiên, mỗi một tiểu thiên có một ngàn lần cái hành tinh mà chúng ta đang ở, gồm có mặt trăng, mặt trời, cái gì cũng một ngàn hết.
Thì trong mỗi thế giới như vậy đó, trong một Phật Sát mênh mông, Sát ở đây là khu vực chứ không phải Sát là giết nha.
- Chúng sanh giống nhau, có nhiều điểm tương đồng với nhau thì ở gần nhau, vợ chồng, con cái, Cha Mẹ.
- Rồi giống nhau ít ít hơn một chút thì loãng ra, chung một đất nước, vùng miền, châu lục, bán cầu.
- Rồi giống ít ít ra thì nó tán ra, từ từ ... từ từ ...từ có những điểm đồng mới có mặt chung một thế giới, tiểu thiên, trung thiên, đại thiên và cuối cùng có mặt chung trong một Phật Sát.
Điểm đồng đó, điểm đồng nha. Rồi.
Rồi thì để đi về từng cảnh giới đó thì con đường nào đi ta ? Nãy giờ mình nói,
mình bàn về VŨ TRỤ QUAN rồi.
Mình bàn về CÁC CẢNH GIỚI rồi.
CÁC HẠNG CHÚNG SINH rồi.
Gồm có :
- ĐỌA
- NHÂN LOẠI
- DỤC THIÊN
- PHẠM THIÊN.
Nhưng mà bằng con đường nào ? bằng con đường nào đi về đó.
Đó là bài học đầu tiên buổi học sáng nay.
Tôi xin nói rõ những ai mà học A Tỳ Đàm theo cái cách truyền thống thì rất là sốc và sẽ nhảy dựng khi mà nghe chúng tôi có cách trình bày kiểu này. Nhưng mà chịu khó suy nghĩ lại coi tại sao chúng tôi lại chọn cách nói hướng dẫn kiểu này. Nha.

Chẳng hạn như sáng nay, tất cả chúng sanh trong đời này chia ra có bốn hạng sau đây :
1️⃣ Hạng thứ nhất sống thuần túy bằng :
● TÂM DỤC GIỚI.
Có nghĩa là tâm đó dành cho đám người, đám chúng sinh mà còn buồn, vui, sống, chết.
Bốn chữ nha.
● BUỒN, VUI, SỐNG, CHẾT Ở TRONG VẬT CHẤT.
Còn buồn, vui, thích, ghét, và sống chết trong vật chất. Có nghĩa là sao ? Có nghĩa còn phải lệ thuộc cái nghe, cái nhìn, cái nếm, cái ngửi,
cái sờ chạm.
Đó. Chúng sinh đó thì gọi là
● CHÚNG SANH DỤC GIỚI.
Thì cái chúng sanh này nè, nó sống quẩn quanh với hai thứ tâm đó là :
● TÂM BẤT THIỆN VÀ TÂM THIỆN DỤC GIỚI.
Đấy. Tâm bất thiện và Tâm thiện Dục giới.
Có nghĩa là, Tâm bất thiện khỏi nói rồi, Tâm bất thiện là Tham, Sân, Si, nhưng mà Tâm thiện Dục giới là sao ?
Tâm thiện Dục giới là Tâm thiện mà đúng ra mình kêu Dục giới cũng hơi gượng. nhưng mà tại vì tạm dùng thôi, tạm dùng chữ này thôi. Chứ trong Kinh nói có chỗ này là Tâm Đại Thiện thì có lý hơn, có ... có dùng cả hai chữ Đại Thiện hoặc là Thiện Dục Giới.
Có nghĩa là sao ?
Thôi bây giờ mình xài chữ Đại Thiện đi. Gọi là Thiện Dục Giới là bởi vì tâm thiện này là đặc biệt cái người ở cõi Dục họ chỉ xài cái này.
Nếu mà họ không đắc Thiền, nếu mà họ không đắc Thiền thì tối đa họ chỉ xài tới tâm này.
Cho nên tâm này được gọi là Tâm Thiện Dục Giới.
Nhưng mà cái Tâm Thiện Dục Giới nó còn cái tên gọi nữa là Tâm Đại Thiện.
Tại sao vậy ?
Tại sao ? là bởi vì cái tâm này nó có độc đáo chỗ này, tuy mang tiếng là Dục Giới nó thấp thiệt đó, nhưng mà tất cả những việc lớn lao, ghê gớm, hoành tráng nhất trong cái trời đất, trong vô lượng vũ trụ, đều phải thực hiện bằng nó.
Ví dụ như trước khi thành Phật là mình phải xài 4 sát na Tâm Đại Thiện này nè.
Để nó gọi là chất xúc tác, chất dẫn, ai mà học hóa học chắc viết chữ dẫn này, ai học vật lý chắc biết chữ dẫn này. Chữ dẫn, dẫn trong vật lý, dẫn trong hóa học, nó là chất xúc tác, nó là chất dẫn. Phải ít nhất là 4 sát na.
Chuẩn bị, cận hành, thuận hướng và chuyển tâm.
Rồi sau đó Thánh Trí của một Đức Phật mới xuất hiện được. Ghê như vậy.

Chuyện thứ hai, dù cho mình có đắc Thiền cho đến Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng, nhưng mình ngoài cái lúc trụ Thiền, nhập Định ra thì bất cứ cái việc làm nào trong trời đất này mình cũng phải làm bằng cái tâm này. Mặc dù mang tiếng là Tâm Dục Giới.
Nhưng mà nó cũng có Đại Thiện, là bởi vì sao ? là bởi vì muốn nguyện thành Phật cũng phải nguyện sơ phát Bồ Đề Tâm bằng mấy cái Tâm Đại Thiện này.
Rồi mình muốn xả thân cứu người, cúng dường thân mạng cho Chư Phật, muốn hiến thân cho đời sống Phạm Hạnh ở nơi rừng sâu núi thẳm, gánh Tam Tạng lên rừng để mà học thuộc lòng, hay vào nghĩa địa để mà trì hạnh Đầu Đà suốt một trăm năm, thì tất cả những chuyện ghê gớm này đều phải được thực hiện bằng bằng cái Tâm Thiện Dục Giới hết. Đấy.
Chứ không thể nào mà xài tâm Thiền, mặc dù các vị đó là vị A La Hán hay là vị đạo sĩ đắc thiền Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng, mấy cái tâm Thiền đó để chỉ dùng để nhập Định chứ nếu mà để làm việc thuyết pháp, dạy học, bố thí hoặc giúp đỡ chúng sinh gì đó, thì bắt buộc phải xài cái loại tâm này. Cho nên tâm này nó được gọi là Tâm Đại Thiện, nhưng mà có một điều là cái tâm này ở vị A La Hán nó không còn gọi là Đại Thiện nữa mà đổi cái tên là Đại Tố.
Là vì sao ?
Vì cũng là Đại Thiện thôi, nhưng mà nó không còn khả năng cho Quả tương lai.
Cho nên lúc bấy giờ nó mang cái tên là Đại Tố.
Nhớ nha.
Bài giảng bữa nay chua àh, bữa nay chua àh.
Ráng về nghe cho kỹ.
Nhưng mà ngoài vị A La Hán ra thì tất cả chúng sinh còn lại khi mà xài tâm này làm các việc thiện ghê gớm thì nó được gọi là Tâm Đại Thiện.
Còn khi mà phân loại ra, thì sở dĩ nó bị gọi là Tâm Dục Giới là bởi vì nó là tài sản đặc hữu, đặc quyền của anh ở cõi Dục.
Mấy anh cõi trên xài được nhưng mà khi cần mới xài, còn cái anh ở cõi Dục gia tài ảnh có nhiêu đó thôi, ảnh chỉ có đúng mấy cái tâm này thôi, mà hồi nãy giờ nếu các vị nào tinh ý các vị sẽ thấy, tôi cũng có biết chút ít ngoại ngữ, có biết chút ít. Ngoài tiếng việt tôi biết chút ít ngoại ngữ. Tôi chia chính xác, tại sao có lúc các vị thấy tôi nhấn manh chữ một (số ít) mà hồi nãy giờ các vị có để ý tôi xài "đại thiện" có lúc tôi xài "các tâm đại thiện" có để ý cái đó không ? Đấy !
Vì sao ? Vì số ít và số nhiều.
Tại sao vậy ? Tại sao ?
Các vị phải chú ý chỗ này.

Sở dĩ gọi là Tâm Đại Thiện mà kể có một là kể gọn. Tâm Đại Thiện là các Tâm thiện mà có thể giúp cho mình làm tất cả mọi chuyện, tất cả mọi chuyện làm chất dẫn cho Thiền định và Đạo quả, làm nguồn chủ lực chủ đạo để tạo tất cả các hạnh lành trên đời này.
Đó là Tâm Đại Thiện.
Nhớ nha.
Gọi tắt là vậy nhưng mà tại sao có lúc gọi các là sao ? là bởi vì các Tâm Đại Thiện nó có ba khía cạnh, mỗi tâm có ba khía cạnh. Chính vì dựa vào ba khía cạnh này cho nên nó có rất là nhiều Tâm Đại Thiện.
Bao khía cạnh đó là gì ?
- Cảm xúc
Lúc mà có Tâm Đại Thiện đó đi kèm với cảm xúc hào hứng, háo hức hay là hờ hững, lạnh lùng, nếu mà nó hờ hững thì gọi được gọi là Tâm Đại Thiện Thọ Xả.
Còn háo hức, hào hứng, thì gọi là Đại Thiện Thọ Hỷ.
Đó là khía cạnh cảm xúc.

Thứ hai cũng là Đại Thiện đó thôi nhưng mà nó có đi kèm với Trí Tuệ hay không ? Ví dụ như thấy người ta khổ quá mình móc ra mình cho, trong đầu mình không có gì hết, trong đầu không nghĩ ngợi gì thêm nữa hết. Trường hợp đó gọi là Tâm Thiện Ly Trí.
Mình cho mà lúc mình cho mình ngay lúc này họ thiếu phước cho nên họ mới bị khổ như vậy. Và mình ngay bây giờ mình có điều kiện thì mình nên chia sẻ cho họ.
Hiểu như vậy, nhưng mà nhiều người hiểu lầm lớn lắm, họ nghe như vậy thì họ nói chết rồi như vậy mỗi lần con bố thí muốn được gọi là hợp trí thì con phải suy nghĩ cả buổi. No. Cái đó hiểu sai, không phải. Cái người có Trí Văn, thường xuyên có Trí Văn, thường xuyên có kiến thức giáo lý, thường xuyên tư duy. Phải nói rõ nha.
Thường xuyên sống trong kiến thức, thường xuyên sống trong tư duy, thì mới có, nói thẳng luôn, chỉ có người này mới có được cái Tâm Đại Thiện Hợp Trí.

Còn đa phần là Ly Trí hết, có nghĩa là cho vì thương người mà cho, thấy tội nghiệp mà cho, nó không đi kèm với nhận thứ nào hết, mà nhận thức không phải mất thời gian. Không có.
Nó giống như một người có học về hóa chất họ cầm một món đồ chiên họ biết đây độc nhưng mà không ăn lấy gì ăn. Họ vẫn ăn. Họ ăn bằng nhận thức chứ không phải họ cầm trái chuối chiên lên, cầm chả giò lên suy nghĩ cả buổi gồm có chất gì ... chất gì ... không phải. Họ có học, họ không cần, họ là bác sĩ, là dược sĩ, họ không cần phải cầm trái chuối chiên, cầm chả giò suy nghĩ cả buổi từ từ đưa vô miệng nhai miếng nào là ray rứt món đó, khó chịu, âu lo món đó. Cái miếng đó cho rằng đồ ăn đang nuốt là chất độc. Không phải, không phải.

Họ có nền rồi họ vẫn ăn, vẫn ăn vẫn bằng cái tâm trạng như vậy. Thì ở đây cũng vậy, người có kiến thức giáo lý, thường xuyên sống trong kiến thức, thường xuyên sống trong nhận thức, thường xuyên sống trong tư duy thận trọng.
Thì khi mà họ làm gì họ hiểu nhanh lắm. Ví dụ thấy người ta khổ, tự nhiên nghĩ trong bụng liền ngay lúc này người này đang chịu Quả bỏn xẻn.
Chỉ nghĩ như vậy thôi, đó cũng là một cách, có nhiều cách nghĩ lắm nha, nhiều cách chứ không phải chỉ một, tới 1 tỷ lận. Tôi nhấn mạnh. 1 tỷ tức là chín số 0.
Nó tới 1 tỷ cách được gọi là Hợp Trí chứ không phải là có một cách như tôi vừa ví dụ đâu. Nhiều cách nghĩ.
Ví dụ như mình nghĩ rằng mình thấy một người tu hành, mình nghĩ rằng nhờ bữa ăn này, nhờ cái bánh này họ thêm sức khỏe, họ tu tốt hơn, học tốt hơn, tư duy tốt hơn. Đại khái nó nhiều cách nghĩ lắm, cho nên tùy vào cách nghĩ của mình mà chén cơm mình bố thí nó cho ra phước báo không giống nhau.
- Có người họ bố thí một miếng ăn kiếp sau sinh ra giàu mà đẹp.
- Có người sinh ra giàu mà khỏe.
- Có người sinh ra giàu mà thông minh.
- Có người sinh ra được cả ba. Vừa giàu mà vừa được cả ba luôn. Nhớ nha.
Do cách nghĩ của mình thôi.

Như vậy Tâm Đại Thiện thật ra có 1 thôi, nhưng mà được kể thành 8 là bởi vì nó dựa vào 3 khía cạnh. Đó là :
1️⃣ Cảm xúc gì ?
2️⃣ Có đi với Trí Tuệ hay không ?
3️⃣ Tự phát hùng hục hay là do người ta tác động yếu xìu.
Hùng hụt là sao ? Vừa thấy là phát tâm liền.
Cái đó gọi là Vô Trợ, tự phát.
Còn cái thứ mà bị tác động, chính bản thân mình cù cưa cú cứa ... cù cưa cú cưa ... suy nghĩ tới luôn mới quyết định, hoặc là do người khác xúi, mình không có muốn nhưng mà do cái tên đứng kế bên nó xúi tới xúi lui, mình thấy thôi kệ làm đi.
Thì cái đó được gọi là Hữu trợ. Đó gọi là cái lực, tâm lực. Như vậy thì được gọi là Đại Thiện kể thành 8 là bởi vì dựa vào ba khía cạnh.
1️⃣ Cảm xúc lúc đó, cảm xúc đính kèm.
2️⃣ Có đi kèm với Trí Tuệ, với nhận thức hay không ?
3️⃣ Lực hành động tự phát hay là bị tác động.
Thì chính 3 khía cạnh này ở mỗi Tâm đại Thiện này tạo ra rất là nhiều, tối thiểu là 8.
- Tâm đại thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ
- Tâm đại thiện thọ hỷ hợp trí hữu trợ
- Tâm đại thiện thọ hỷ ly trí vô trợ
- Tâm đại thiện thọ hỷ ly trí hữu trợ ...

Học cái kiểu mà học abc hồi xưa giờ mình học, chứ còn bữa nay tôi giảng thì gọn Tâm Đại Thiện chỉ có một thôi. Mà sở dĩ được kể thành 8 là bởi vì nó dựa vào 3 khía cạnh đó. Tức là :
1️⃣ Cảm xúc
2️⃣ Nhận thức
3️⃣ Lực hành động.
Và kể gọn thì 1, kể rõ thì 8, nhưng mà kể cho đúng thì là vô số.
Nhớ nha.
Nhớ là Sư Toại Khanh nói như vậy.
Kể gọn là Đại Thiện có 1 thôi, mà kể rõ thì phải kể 8 dựa vào ba khía cạnh đó. Nhưng mà kể đủ thì vô số. Mà vô số nghĩa là không cách nào kể đủ. Vì sao ? Vì sao ? Vì cái nền tảng tâm thức của mỗi người không giống nhau. Nhớ nha. Nền tảng tâm thức của mỗi người không giống nhau.
Ví dụ như Ngài A Nan Ngài cũng có Tâm Đại Thiện Thọ hỷ Hợp trí Vô trợ, nhưng mà các vị tự hỏi lòng của các vị đi. Ngài có Tâm Đại Thiện Thọ hỷ mình có không ? Có. Mình có Tâm thọ hỷ không ? Có. Nhưng mà cái Thọ hỷ của Ngài với mình có giống nhau không ? Khác. Rồi bây giờ qua tới Hợp trí, Ngài A Nan Ngài làm việc Ngài có Hợp trí không ? Có. Mình có không ? Có. Cũng có thể có, đôi khi có, nhưng mà cái Hợp trí của Ngài A Nan với mình có giống nhau không ? Hình như khác. Người ta vừa là :
- Tinh thông Kinh Điển
- Đệ nhất Đa Văn
- Sơ quả Thánh Trí.
Ba cái đó mình làm sao mà mình giống như Ngài được. Nha. Cái thứ ba Vô trợ Hữu trợ, thì mình tới đây mình biết mình với Ngài A Nan là không giống, nhưng Ngài A Nan Hữu trợ là sao ? Là vì Ngài cân nhắc cái chuyện mình nên làm kiểu gì ta ? Còn mình Hữu trợ là bởi vì cái Tâm Bất Thiện nó xen kẽ.

Ví dụ như ông Cấp Cô Độc lúc mà ông trải vàng để mua chùa Kỳ Viên. Ông đang trải, trải, trải ... tự nhiên ổng ngừng tay lại, ổng nhìn quanh, mà ổng nhíu mày, đăm chiêu, cắn môi. Ông chủ đất hỏi bộ tiếc hả ? bộ ông tiếc tiền hả ? ông trải tới đây tiếc tiền hả ? Tại vì đúng là tấc đất tấc vàng, tức là ông chủ đất không muốn bán miếng đất đó, mà ông này năn nỉ quá thì ổng làm khó, ổng tính làm khó cho ông này nản bỏ. Ai ngờ ông này ổng làm tới luôn. Ông chủ đất nói là vàng trải bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu chứ không muốn bán.
Vàng trải tới đâu thì lấy đất tới đó. Thì ông Cấp Cô Độc đứng suy nghĩ nhíu mày nhăn mặt, thì chủ đất mới hỏi tiếc hả ? Ông nói không. Tôi không có tiếc, tôi đang coi cái kho nào gần đây nhất để cho tụi nhỏ nó tới nó chở.
Ghê không. Thấy ghê chưa.

Thì Bậc Thánh nhiều khi người ta cũng hơi chậm chậm, nhưng mà cái Hữu trợ khác mình.
Nhớ nha.

Như vậy thì bữa nay sẵn dịp tôi nói luôn và vụ mà Đại thiện.
Về Tâm tham cũng vậy, nói trước sáng nay phải nói cho xong cái bài này, phải nói cho xong bài này.
Tôi đã giới thiệu CẢNH GIỚI rồi, các CHỦNG LOẠI CHÚNG SANH rồi. Bây giờ tôi mới nói CON ĐƯỜNG NÀO MÀ DẪN TỚI CÁC CẢNH GIỚI.

Thì tôi mới nói TẤT CẢ CÁC CẢNH GIỚI ĐỀU ĐI RA TỪ CÁC TÂM - DO CÁC TÂM THỨC CỦA CHÚNG SINH MÀ DẪN VỀ CÁC CÕI.

Tâm thức ở đây gồm có các tầng :
1️⃣ Tầng một là TÂM BẤT THIỆN THAM SÂN SI
- Tham là thích thú, đam mê, níu kéo, ôm giữ, ghì chặt.
- Sân là bất mãn, chống đối, phủ nhận, xô đẩy.
- Tâm Si là do nó không biết thực sự, thực chất của mọi thứ là gì.
Nghe cho kỹ chỗ này nha.
TÂM SI LÀ NÓ KHÔNG BIẾT RÕ THỰC CHẤT BỐN ĐẾ.
Cho nên nó mới có cái để nó Thích và có cái để nó Ghét.
Như vậy TÂM SI LÀ NỀN CHO THAM VÀ SÂN.
Mà loại một. Tâm thức tầng một là tầng bất thiện.
Tâm Bất Thiện này có thể có ở các cảnh giới từ Phạm Thiên xuống, có một điều. Nghe cho kỹ. Có một điều ở các cảnh giới cao thì Tâm Tham của họ khác với ở dưới đây một chút.
Ví dụ như trên đó họ chỉ Tham trong Thiền thôi, chứ họ không có Tham trong vật chất. Mà trên đó đã có Thiền rồi thì không có Sân.
Nhớ nha. Nhớ nó có Thiền thì không có Sân. Hễ có Thiền thì không có thích thú trong vật chất, cho nên không có Tham mà Tham Dục không có.
Nhớ nha. Rồi. Khác chút.
Sân trên đó cũng không có. Nghe cho kỹ cái này, cái này đặc biệt nè, hễ mà không còn Dục ái, có nghĩa là không còn Thích trong vật chất thì tự nhiên nó không còn Sân.
Sân là bất mãn. Nhớ nha.
Cho nên để về được cõi Sơ Thiền, cõi Phạm Thiên thấp nhất là anh phải trừ được Sân và anh trừ được cái Dục ái, trừ tạm cái này phải nói là trừ tạm, tạm thời do tác động mãnh lực của Sơ Thiền. Vị này tạm thời không còn Tham dục và Sân hận nữa, mà hai cái này là một cặp.
Rồi khi mà chứng đạo.
Chứng được Nhị đạo Tư Đà Hàm thì tự nhiên giảm nhẹ Dục ái và Sân.
Lại cũng hai ông này nữa.
Rồi tới chứng Tam Thiền dứt hẳn Dục ái và Sân.
Nhớ nha.
Cho nên Dục ái là đam mê trong vật chất, còn Sân là bất mãn, thì hai cái này nó là một cặp trời sinh không có rời nhau. Hễ giảm nhẹ là phải giảm một cặp mà trừ diệt hẳn là phải trừ một cặp. Mà vô trong Sơ Thền thì đắc Sơ Thiền muốn về Phạm Thiên thì hai ông này phải mất tạm mới về Phạm Thiên được. Nhớ nha.
Cho nên 12 cái bất thiện này kể chung, mình nói chung chung là cõi nào cũng có. Nhưng mà xét xé nhỏ đó ra thì mình nhớ như con nít.
Bây giờ mình học nha.

- Ở cõi Dục thì có đủ 12 bất thiện, 8 tham, 2 sân, 2 si.
- Ở các cõi Phạm Thiên thì Sân không còn nữa, riêng Tham thì không còn tham ở trong vật chất, Si thì còn nguyên.
Nhớ nha, còn tiếp theo là tâm thiện, ở cõi Dục vừa có tâm bất thiện mà cũng vừa có tâm thiện. Nhưng tâm thiện ở cõi Dục nó chỉ là Tâm Đại Thiện.
Nãy giờ tôi mất cả buổi để mà tôi nói cái vụ Tâm Đại Thiện mà Thiện Dục Giới đó. Rồi.
Thiện Dục Giới rồi qua tới Thiền Thiện.
Thiền Thiện tôi nói chung Sắc và Vô Sắc tôi nói chung.
Thiện Thiền có nghĩa là cái thiện của mấy người đắc Thiền, đắc Sơ Thiền trở lên, thì ngay lúc nào mà họ sống bằng cái tâm Thiền, thì cái tâm Thiền đó được gọi là Thiền Thiện. Nha.
Rồi tới thứ tiếp theo bất thiện xong rồi tới thiện Dục Giới, thiện Sắc Giới, đã nói tâm thiền thì bắt buộc phải là tâm thiện rồi, chứ không có cái vụ mà thiện mà có bất thiện của riêng Phạm Thiên là không có.
Bất thiện là bất thiện chung. Nhớ nha. Rồi.
Bất thiện là bất thiện chung.
Thì cái bất thiện này tùy cõi mà nó có đủ hay là không có đủ cái bất thiện.
Còn riêng cái thiện cũng vậy, cái tâm đại thiện có mặt ở tất cả các cảnh giới.
Nhớ nha. Nó có mặt tất cả, nhưng mà đó là nói trên nguyên tắc, chứ trong thực tế thì chó, heo, mèo, gà, thì làm gì có cơ hội có tâm đại thiện, nhưng mà kể thì kể, nguyên tắc thì kể hết. Nó có. Nhưng mà cực hiếm.

Rồi tâm bất thiện tùy cảnh giới mà nó có được bao nhiêu, nhưng mà tạm thời thôi nha. hết cái kiếp đó là nó trở lại như cũ. Nhớ nha.
Rồi tâm thiện cũng vậy, thiện của thiện Dục Giới là mình, hồi nãy tôi có nói thiện Dục Giới bởi vì người Dục Giới chỉ có nó mà không có hơn.
Cho nên nó được gọi là Tâm Dục Giới.
Chứ thật ra Tâm Thiện Dục Giới nó cũng chính là Tâm Đại Thiện, nếu mà xét trên khía cạnh đại thiện thì cái tâm thiện này nó có mặt ở tất cả các cõi Phạm Thiên.
Nhớ nha. Cái đó quan trọng lắm. Cho nên nảy giờ tôi nhấn mạnh tâm đại thiện nó có ở tất cả các cảnh giới, nhưng mà sở dĩ có lúc nó được gọi là tâm thiện dục giới là bởi vì khi nào mình nói đến khía cạnh người Dục Giới chỉ xài được tâm này thôi. Thì lúc đó nó mới được gọi là Tâm Thiện Dục Giới. Chứ còn xét trên khía cạnh phổ cập, phổ biến, thì cả ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc nó đều có hết.
Rồi cái thứ ba nữa là Tâm Thiền.
Tâm thiền khi mà mình chán Dục mình chứng Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, cái phần này tôi xin giảng sau, giảng sâu.

Bây giờ bài một tôi chỉ giảng cái sườn thôi.
Khi nào mình có Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền, mấy tâm Thiền đó được gọi là tâm Thiền Đáo Đại hay là Thiện Thiền. Rồi đến những người mà họ đủ duyên lành Ba La Mật. Họ đắc các Thánh Trí từ Sơ đạo, Sơ quả, Nhị đạo, Nhị quả, từ Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán. Thì lúc bấy giờ họ có một thêm loại tâm rất là đặc biệt. Lúc mà đắc đạo có một loại tâm là Tâm Thánh Đạo. Nha. Cái tâm này nó chỉ xuất hiện đúng một sát na, một sát na thôi. Nha.
Và kể từ đó về sau, ví dụ như đó là tâm Sơ đạo Tu Đà Hườn thì nó chỉ xuất hiện đúng một sát na để cắt đứt Phiền não của Thân kiến, Hoài nghi.
Nó cắt đứt hai Phiền não đó.
Giới Cấm Thủ tôi không kể, bởi vì Giới Cấm Thủ nó nằm trong ngoặc đơn, nó là con của hai ông kia. Mình chỉ kể Bố Mẹ nó được rồi.
Giới Cấm Thủ theo trong A Tỳ Đàm thì nó không có chi Pháp.
Chỉ có Thân kiến, Hoài nghi thôi. Chứ Giới Cấm Thủ trong A Tỳ Đàm hiểu ngầm.
Cái đó trong Tạng Kinh có nói, chứ trong A Tỳ Đàm không có cái Tâm Sở nào mà Giới Cấm Thủ hết, nó thuộc về Thân kiến, Hoài nghi, nó mới đẻ ra cái thằng Giới Cấm Thủ.

- Thân kiến là chấp cái thân tâm này là của mình, là mình, của mình.
- Hoài nghi là hoang mang về thân phận, hình hài, hiện hữu của mình, rồi từ hai cái đó nó mới ra Giới Cấm Thủ.
Có nghĩa là tìm đường giải thoát bằng pháp môn tu hành nằm ngoài Bát Chánh Đạo thì cái đó thuộc về Giới Cấm Thủ.

Khi người mà chứng được Tu Đà Hườn Sơ đạo thì cái Tâm Thánh Đạo sẽ xuất hiện đúng một sát na.
Kể từ đó về sau vị đó được gọi là Tu Đà Hườn toàn là xài Tâm Thánh Quả thôi. Cái tâm này không có tác dụng gì đối với Phiền não hết. Nhớ nha.
Tâm mà cắt đứt Phiền não bằng tâm Thánh Đạo, tâm Thánh Quả, nó chỉ có một tác dụng đó là thấy rõ Niết Bàn.
Mỗi lần vị Thánh mệt mỏi quá, thì vị đó quay trở lại đề mục mà hồi đó mình tu.
Ví dụ như các vị đó Niệm hơi thở, hít vào, thở ra, quán vô ngã, vô thường trong Tam Tướng Danh sắc.
Đắc Sơ Quả.
● Niết Bàn là trạng thái không phải cõi.
● Tâm Thánh Đạo xuất hiện thì ngay sau đó là Tâm Thánh Quả.
● Tâm Thiện cho ra Tâm Quả Thiện, Thiện Dục Giới cho ra Quả Thiện Dục Giới.
● Tâm Thiện Thiền cho ra Tâm Quả Thiền.
Cho ra có nghĩa là Tạo ra.
Riêng. Chữ "riêng" này là đặc biệt.
● Tâm Thánh Đạo không phải là tạo ra, nó không phải tạo ra Thánh Quả. Sai.
Cái đó không phải "tạo ra" mà nó là "dẫn đến".

Tôi vừa nói cho các vị nghe sơ sơ về tâm ác và tâm thiện, bây giờ mình móc cuốn sổ tay ra mình ghi, rồi một lát nữa mình mở cuốn A Tỳ Đàm ra mình dò, bây giờ các vị học theo tôi trước rồi học theo sách sau.
Cũng tụi nó không hà nhưng mà có một điều là bắt buộc phải coi sách.
Nghe cho kỹ.
● Cứ mỗi lần có Tâm Bất Thiện xuất hiện trong lòng mình thì mình kín đáo tạo ra 7 Tâm Quả Tương Lai.
Nghe cho kỹ nha.
Nghe cho kỹ, ghi xuống, ghi xuống đi ... phải ghi xuống.
Học cho giống con người một chút đi, học mà không có kỹ ít bữa quên rồi ba chớp ba nháng. Khổ lắm.
Tập làm người ngay bây giờ đi.
● Cứ mỗi lần có 1 Tâm Nhân bất thiện xuất hiện thì nó kín đáo, kín đáo tạo ra 7 Tâm Quả bất thiện cho đời sau.
Mà đã nói cho đời sau có nghĩa là ngay bây giờ mình không thể nói nó ở đâu ?
Duyên chưa tới thì không có nói được.
● 7 Tâm Quả Bất Thiện
● Bây giờ mình đang nói Quả Bất Thiện trước, trong đời sống mình một ngày có rất là nhiều lần mình sống với tâm thiện và tâm bất thiện, mà cứ mỗi lần mình sống tâm bất thiện là mình kín đáo mình tạo ra 7 Tâm Quả Bất Thiện. Để chi.
Để kiếp sau mà sinh ra mình thấy điều không muốn,
nghe điều mình không muốn, ngửi mùi mình không muốn, ở chỗ mình không muốn, lưỡi nếm vị mình không muốn, thân xúc chạm thứ mà mình không muốn.
Rồi tiếp theo là gì ? Tiếp thâu, quan sát và đoán định. Theo trong A Tỳ Đàm thì mình không phải nói tôi thấy cái bông là con mắt tôi chụp thấy đâu.
Không có được.
Nó phải đi một loạt tâm.

Ví dụ như Tâm Nhãn Thức nó xuất hiện trước để nó chụp hình cái bông đó.
Rồi tâm tiếp theo đó là Tâm Tiếp Thâu là nó nhận. Ông kia chỉ nhận thôi mà không biết trữ để đâu ổng mới đưa vào trong cho ông tiếp theo là ông Quan Sát.
Ông Quan Sát ổng nhìn xong rồi ổng chuyển cho ông Đoán Định xem đây là cái gì ? Đấy. Rồi xong ổng mới chuyển qua một loạt tâm thiện hay là tâm bất thiện. Như vậy thì trước khi mà mình có tham, có sân hay là có tâm thiện, thì mình phải nhờ vào có một loạt tâm Quả trước. Nhờ vào loạt tâm Quả đằng trước.
Bởi vì thấy là Quả.
Rồi cái tâm chụp cái cảnh, hình ảnh là tâm Quả.
Tâm Tiếp Thâu nhận vô rồi quan sát, nhìn ngắm, đoán định, phán quyết, nhận xét, ra giá, đánh giá. Thì mấy ông nội này đều là tâm Quả hết.
Nhưng mà vấn đề là chỗ này, mình có tu hành, có học giáo lý, có đầu óc, có nhận thức, có trí tuệ, thì sau khi chụp hình xong mình bèn có Tâm Thiện.
Còn mấy đứa mà không có tu hành, không học giáo lý gì hết, thì nó chụp sao nó cho ra Tâm Bất Thiện tương ứng chứ không có thiện.
Hiếm lắm. Cực hiếm.

Hễ thấy vừa ý thì Tham.
Không vừa ý thì nó Sân, bất mãn.
Khi cái đứa có tu khi mà nó chụp, tâm quả là tâm chụp hình, chụp trước, nó chụp xong nó đưa qua cái ông tiếp thâu, quan sát, đoán định.
Cảnh đó cảnh không ra gì hết nhưng mà đứa này nó có tu, cho nên khi nó chụp xong nó đưa qua bên ông đoán định, vẫn nói đây là cảnh xấu, nhưng mà tiếp thêm một loạt 7 cái Tâm Đổng Tốc (Javana)

🙏Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

---------------------------☘️

🙏Chúng con xin Cúng dường Đức Thế Tôn, Pháp Bảo và Tăng Bảo bằng sự hành đạo. Con nguyện sự chia sẻ Giáo Pháp nầy là nhân duyên giúp cho hàng Phật tử chúng con và gia quyến thoát khỏi sự Khổ Thân, thoát khỏi sự Khổ Tâm, đoạn tận Phiền Não, tránh mọi sự cám dỗ hướng Tâm Đến Giác Ngộ, Giải Thoát Niết Bàn .. 🙏🙏🙏

Youtube video
Xem thêm:
  • 20240111/GIÁO LÝ CĂN BẢN BUỔI 6 (11-1-2024).docx
  • 20240111/Vạn pháp do duyên buổi 6.docx
  • ← Giáo Lý Căn Bản