← Giáo Lý Căn Bản
[001] 26.12.2023 [002] 28.12.2023 [003] 02.01.2024 [004] 04.01.2024 [005] 09.01.2024
[006] 11.01.2024 [007] 16.01.2024 [008] 18.01.2024 [009] 23.01.2024 [010] 25.01.2024
[011] 30.01.2024 [012] 06.02.2024 [013] 15.02.2024 [014] 26.03.2024 [015] 04.04.2024
[016] 12.04.2024 [017] 19.04.2024 [018] 25.04.2024 [019] 09.05.2024

Lớp Phật Pháp Căn Bản
7 - Thứ Ba, ngày 16/01/24
(Lý Ngọc Nga ghi chép bài Sư Giác Nguyên giảng).

✴️TÂM SỞ TRUNG TÍNH (1)
(Cetasika - Tâm Sở)

Thưa đại chúng, vị nào tự thấy mình là học viên chính thức của lớp, vị nào thấy mình là học viên chính thức của lớp và tự xét mình có đủ điều kiện về thời gian, về hứng thú để theo dõi lớp học một cách đầy đủ và căn bản, căn bản có nghĩa là mình không bỏ nữa chừng để bị thiếu bài, thì xin các vị ngay bây giờ, nếu mà xưa giờ có chuẩn bị một cuốn sổ tay là tốt nhất.

Quý vị ghi giùm chúng tôi một số bài tập sau đây, bởi vì mấy cái này nói ra thì cho nó vui thôi, chứ còn bắt buộc thì phải tự học, nói ra thì nói cho vui cho có vậy thôi. Chứ còn phần chủ yếu mình muốn nhớ bài là phải tự mình học. Tôi nhớ hoài, hồi xưa tôi học A Tỳ Đàm bao nhiêu Thầy đi nữa, thì như hòa thượng Giác Giới chẳng hạn, thì Ngài cũng có đề nghị học gì học cũng phải tự mình chép, hoặc như Ngài .... tính ra gọi là Sư Nội đó. Hòa Thượng Bổn Sư của Ngài Tịnh Sự, Sư phụ của Ngài Tịnh Sự là Ngài ....
Ngài có dạy là một người học viên kinh Phật nói chung, A Tỳ Đàm nói riêng thì phải nhớ bốn chữ, gọi là chữ : Su - Ci - Pu - Li.
1/ Suṇāti - Lắng nghe
2/ Cinteti - Suy tư
3/ Pucchati - Hỏi
4/ Likhati - Ghi chép.

1/ Suṇāti - Lắng nghe
Lắng nghe cho kỹ, chứ còn nghe ba chớp ba nháng, nghe đầu bỏ đuôi, nghe đuôi bỏ giữa là không được.
2/ Cinteti - Suy tư
Phải có Suy tư, Thầy giảng như vậy, mình cũng phải bỏ thời gian ra ngẫm nghĩ, thấm thía, tư duy.
3/ Pucchati - Hỏi
Hỏi đây có thể là hỏi trực tiếp với người Thầy hoặc là hỏi với bạn, hoặc là hỏi với người nào mình tin cậy thì phải hỏi, phải có hỏi, phải có tham vấn. Học trong lớp là một chuyện nhưng mà phải đi trao đổi.
4/ Likhati - Ghi chép.

Vậy là 4 chữ nha.
1️⃣ Su = Nghe cho kỹ
2️⃣ Ci = Suy tư cho kỹ
3️⃣ Pu = Tham vấn cho kỹ
4️⃣ Li = Ghi chép cho kỹ.
Bốn cái kỹ.
Thì bà con mình theo dõi lớp này, buổi học cho tới nơi tới chốn thì bà con làm ơn nhớ rằng bản thân chúng tôi chỉ cùng với các vị một đoạn đường nào đó thôi, và trên đoạn đường đó tôi đi đằng trước quý vị đi đằng sau, chứ tôi không có nắm tay, bồng bế, dìu dắt từng người. Cái đó không có.
Cái chuyện đó không có.
Bởi vì các vị tưởng tượng bao nhiêu người mà tôi cứ nắm tay thì tay nào nắm cho hết, bồng bế rồi sức đâu mà bồng bế.
Cái đó không có.
Cho nên là bà con phải tự đi bằng đôi chân của mình, chúng tôi chỉ đi ở đằng trước thôi, các vị nhìn tôi các vị đi.
Tôi chỉ giúp được tới đó thôi.
Lâu lâu chúng tôi chỉ chỗ này, chỉ chỗ kia, nhưng mà cái chỉ chỉ đó đó ... chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng thôi.

Quan trọng là mình ngó coi mặt trăng nằm ở đâu ? chứ mình không thể nào mà mình hồn nhiên trẻ con, mình giao phó hết mọi sự cho người hướng dẫn là không được.

Vậy các vị ghi giùm tôi mấy cái này thứ nhất :
- Ở trong quyển A Tỳ Đàm trong đó ghi rất rõ, các vị phải dò mục lục nha.
Xem tổng cộng có 31 cảnh giới, tôi tránh chữ cõi bởi vì cõi không có tới. Cõi có hai mấy cõi, 26, 27 cõi thôi.
Ví dụ như mình thấy cõi Vô Sắc thì làm gì có cõi Vô Sắc.
Đã nói Vô Sắc thì vô hình vô tướng, mà vô hình vô tướng thì làm gì có cõi. Là một.
Thứ hai bữa hôm tôi có nói Atula, Ngạ quỷ, Bàng sanh, thì ba cái hạng này nó có chỗ sinh hoạt xen kẽ với các cõi thấp từ Tứ Thiên Vương trở xuống chứ làm gì có chuyện có cõi riêng.
- Ngạ quỷ không có cõi riêng.
- Bàng sanh không có cõi riêng.
- Atula không có cõi riêng.
Nhớ nha.
Atula đây là Atula đọa đó, chứ còn Atula thiên họ chính là bộ chúng của Đao Lợi thì không có nói, mình nói A Tu La đọa.

Thì như vậy mình thấy sơ sơ mình trừ ra :
- 4 đọa xứ mình trừ hết 3 rồi.
- Phạm thiên mình trừ 4 cõi Vô Sắc = là 7 rồi.
- 31 cõi mình trừ 7 thì còn lại bao nhiêu.
Nhớ nha.

- 11 cõi Dục giới, nói 11 chứ thực ra là chỉ có cõi người là kể, địa ngục là 2, 6 cõi Dục thiên là 8.
- 16 cõi Sắc giới là có nhiêu đó thôi.
Còn 4 cõi Sắc giới là không có. Nhớ nha. Cho nên không xài chữ Cõi mà xài chữ Cảnh giới.

Mỗi một Cảnh giới như vậy nó gồm có bao nhiêu Tâm ? trong sách A Tỳ Đàm có ghi nha. Mà 1 Tâm như vậy nó có thể có mặt được ở bao nhiêu Cảnh giới ?
Hai cái này khác nhau.
1️⃣ Một Cõi có được bao nhiêu Tâm ?
2️⃣ Một Tâm như vậy có thể có mặt được ở bao nhiêu Cõi ?

Rồi tiếp theo Người.
Thì ở đây gồm có 12 hạng Người theo trong A Tỳ Đàm, theo trong tạng Kinh thì Ngũ Thú Lục Đạo, tức là 4 cõi đọa, trời, người, nhân thiên.
Nhưng riêng trong A Tỳ Đàm thì chúng sinh được kể ra 12, 12 đây là gì ?

- Người Vô Nhân
Là người đầu thai bằng Tâm Vô Nhân.
- Người Nhị Nhân
Là người đầu thai bằng Tâm Đại Quả mà ly Trí.
- Người Tam Nhân
Là người đầu thai bằng Tâm Quả Tam Nhân.
- Người Khổ, khổ cũng là cũng là người Vô Nhân nhưng mà họ đầu thai bằng Quả Bất Thiện.
- Còn người Lạc Vô Nhân cũng là người Vô Nhân nhưng họ đầu thai bằng Quả Thiện.
Bữa hổm mình đã nói rồi. Nghe kỹ lại.
Người Khổ, người Lạc vô nhân, Nhị nhân, Tam nhân, tất cả là 4.
- Khổ, Lạc, Nhị, Tam, là 4.
4 người Đạo, 4 người Quả.
Tại sao có 4 người đạo, bởi vì đây là giây phút gọi là người chứ thật ra nó chỉ kéo dài có 1 sát na thôi, lúc mà đắc đạo thì Tâm Thánh Đạo chỉ xuất hiện đúng 1 sát na thôi rồi sau đó nhường chỗ cho Tâm Thánh Quả.
Nhưng mà dù chỉ 1 sát na vẫn kể. Là vì sao ? Là vì không có bất cứ ai trong vũ vũ trụ này có cái tâm đó, trừ
giây phút chứng đạo.
Cho nên cái giây phút đó cũng được gọi là người, người Đạo.
Rồi sau giây phút chứng Đạo đó được gọi là người Quả.
Như vậy tổng cộng mình thấy có tất cả là 12 hạng người.

Như vậy mình về mình ghi dùm cái này :
- 1 Tâm được bao nhiêu Cõi ?
- 1 Cõi được bao nhiêu Tâm ?
- Mỗi hạng người như vậy có thể có mặt được ở bao nhiêu cõi và mỗi cõi có thể có mặt được bao nhiêu người ? Rồi gì nữa ? Mỗi người như vậy có được bao nhiêu tâm ? Một tâm có bao nhiêu người, một cõi bao nhiêu tâm, một tâm có mặt ở bao nhiêu cõi. Các vị nhớ giùm cái này nha. Ghi giùm cái này, cái phần này là tôi nói ào ào quý vị chỉ nghe cho vui.
Quan trọng nhất là các vị phải về mày mò trong sách, mày mò trong sách nha. Làm ơn ghi giùm cái này, các vị phải bảo đảm cái đó thì chúng tôi mới giảng cái phần tiếp theo, phần mà các vị không tự học được. Bởi vì sách là hạn chế lắm.
Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, bây giờ mình khoan nói tới Kinh, chỉ nói tới người cho nó đơn giản hơn, Kinh thì mênh mông trời biển, phải nói là trời biển.
Bây giờ mình nói con người.
Chúng tôi cũng có dịp tiếp xúc với nhiều nhân vật lớn trong đạo ngoài đời, thì chúng tôi nhận ra cái chuyện này.
Đó là cũng con người đó mà mình đọc sách của họ, sách họ viết ra nó khác với con người của họ lúc mà mình gặp họ ở một sự kiện.
Ví dụ như gặp trên lớp hay là gặp ở chỗ đông người những buổi thuyết giảng họ nói chuyện khác.
Cái sách họ nó khác, mà cũng con người đó mà lúc bằng xương bằng thịt mà họ nói chuyện trước đám đông nó lại khác, và cũng con người đó mà lúc mình gặp mặt giáp mặt một mình mình với họ thôi, hoặc là trong một bối cảnh uống trà hay là đi dạo nhẹ nhẹ thì lúc đó lại là lúc khác.
Dễ sợ chưa.
Cũng con người đó mà mình thấy sơ sơ đó là mình thấy có ba hoàn cảnh mà mình nhận diện khác nhau.
1/ Đọc sách của họ.
2/ Nghe họ nói chuyện một cách nghiêm túc ở những sự kiện
3/ Gặp họ ở trong một bối cảnh thân mật riêng tư.
Thì bản thân trang sách cũng vậy, sách mà gọi là sách tán, sách mà viết bình giảng, biên khảo, khảo luận, thì sách nó viết khác. Còn cuốn sách gọi là giáo trình thì nó khác, sách tán nghĩa là lấy một đề tài nào đó ra nói ngược nói xuôi là khác nữa. Nhớ nha.

Nó nhiều trường hợp lắm.
Cho nên ví dụ như tôi nói rằng bà con về ôn lại giùm cho chúng tôi mấy câu hỏi đó, để phần tiếp theo chúng tôi giải thích, giải thích cái gì ? Sáng nay mình giải thích các Tâm Sở.
Bởi vì tại sao phải học Tâm Sở ?
Tôi chốt lại, người học A Tỳ Đàm lơ tơ mơ cứ thấy là có 121 tâm hoặc là 89.
Tâm Sở có 52
Sắc Pháp có 28
Đúng không ? Nhưng mà nếu mình học kỹ lại mình thấy tâm sở dĩ mà kể 121 Tâm là vì sao ? Là bởi vì làm ơn nhớ giùm cái này, mỗi Tâm nói được gọi là Tâm gì là bởi vì dựa vào 3 khía cạnh sau đây, từ 3 khía này nó mới ra bao nhiêu Tâm, cả trăm Tâm vậy đó.

Giống như bữa hổm tôi nói Tâm tham, Tâm sân hay Tâm thiện nó chỉ có 1 thôi. Nhưng mà sở dĩ Tâm tham, Tâm thiện kể ra 8 là dựa vào các chi tiết.
Ví dụ như Tâm tham Thọ hỷ họ dựa vào chi tiết Cảm xúc. Rồi chi tiết Tâm tham có đi với Tà kiến hay không ? Tâm tham tự phát hay bị tác động ? Vô trợ hữu trợ ? Từ đó dựa vào 3 cái này nó mới ra 8.
- Tâm tham Thọ hỷ Hợp tà Vô trợ.
- Tâm tham Thọ hỷ Hợp tà Hữu trợ.
Rồi Tâm thiện cũng vậy.
Tâm Thiện cũng dựa vào 3 điều kiện đó là :
- Tâm thiện Thọ hỷ Hợp trí Vô trợ.
- Tâm thiện Thọ hỷ Hợp trí Hữu trợ.
Có nghĩa thiện chỉ có 1.
Sở dĩ người ta kể 8 là tùy trường hợp, tùy trường hợp mà kể chứ có bao nhiêu đó thôi, chỉ có một cái thôi.
Nhớ nha.
Như vậy nễu nói rốt ráo tâm chỉ có 1. Sở dĩ tâm đó được gọi là tâm gì là vì được dựa vào ba chi tiết, ba khía cạnh sau đây :

1️⃣ Tâm đó nương vào Căn nào trong 6 Căn ?
- Tâm chỉ là Biết thôi mà nó phải dựa vào thần kinh Thị Giác thì tâm đó được gọi là Tâm Nhãn Thức.
- Cái Biết dựa vào thần kinh Thính Giác thì tâm đó được gọi là Tâm Nhĩ Thức.
- Dựa vào thần kinh Khứu Giác thì mình gọi là Tâm Tỷ Thức.
- Dựa vào thần kinh Vị Giác thì mình gọi đó là Tâm Thiệt Thức.
- Dựa vào thần kinh Xúc Giác thì mình gọi đó là Tâm Thân Thức.
Như vậy chuyện đầu tiên mình coi Tâm đó nương Căn nào trong 6 Căn.

2️⃣ Tâm đó Biết Cảnh nào trong 6 Cảnh.
- Nếu mà Tâm đó biết Cảnh Sắc thì mình gọi đó là Tâm Nhãn Thức. Nhớ cái đó.
- Nếu mà Tâm đó chỉ biết Cảnh Pháp thì mình gọi là Tâm Ý Thức.
Như vậy thì để gọi tâm đó là tâm gì thì mình phải coi thứ nhất nó nương Căn nào trong 6 Căn. Thứ hai là biết cảnh gì ? Ví dụ như mình chỉ thấy Tâm Thánh Đạo thì mới có những chức năng sau đây : Cắt đứt Phiền não, thấy rõ Niết bàn, thấy rõ Bốn đế. Đó là Tâm Thánh Đạo.Còn Tâm Thánh Quả chỉ thấy rõ Niết bàn chứ không có vụ cắt đứt Phiền não. Không có.
Ngoài ra đâu có Tâm nào thấy cảnh Niết bàn đâu, chỉ có Tâm Đại Thiện trong giây phút Thiền đắc đạo thôi.
Mà chỉ có một sát na thôi. Thuận Thứ. Nhớ nha.

Như vậy thì mình gọi Tâm chỉ có 1 là Biết. Sở dĩ nó cả trăm tâm là vì sao ? Là vì cái tâm đó nó nương vào Căn nào trong 6 Căn ? Biết Cảnh nào trong 6 Cảnh, 6 Trần.

3️⃣ Tâm Sở nào đi chung với nó ?
Ví dụ như mình thấy Tâm sân, Tâm tham, Tâm si, là nó phải đi với 14 Tâm Sở Bất Thiện. Đúng không ?
Còn nếu nó là Tâm thiện, Tâm thiền, Tâm thánh.
THIỆN, THIỀN, THÁNH.
Tôi cố ý nói 3 chữ th cho dễ nhớ. Thiện đây có nghĩa là Thiện Dục Giới.
Thiện, Thiền, Thánh.
Thì khi nào Thiện, Thiền, Thánh là bắt buộc nó phải đi với 25 Tâm Sở lành.
Còn hễ nghe tâm xấu, tâm bậy, tâm dơ, tâm bất thiện, tâm ô uế, tâm phồn tạp, thì nó đi với 14. Xong chưa ? Rồi. Tiếp theo.
Dầu là tâm đó đi với 14 hay là 25 thì luôn luôn và luôn luôn cấu trúc của mỗi tâm nó phải gồm có một giàn giá như sau :
1/ Đầu tiên là cái BIẾT.
Đó là cái Tâm phải có cái biết trước cái đã. Cái biết đó phải gắn liền với 13 Tâm Sở Trung Tính dù thiện hay bất thiện bắt buộc là phải có 13 cái này. Vì 13 cái này nó đi với sự biết cảnh nó mới hoàn tất chức năng nhận thức đối tượng. Nhớ nha. 13 cái này nó là trung tính dù nó là tâm thiện, tâm ác không cần biết tâm phàm, tâm thánh, tâm thiền, tâm dục, không cần biết.

Hễ là tâm biết cảnh chuyện đầu tiên anh biết cảnh thiện hay bất thiện lát nữa tính, nhưng ngay bây giờ anh phải bảo đảm với tôi là tâm tức là sự biết cảnh với sự hỗ trợ của 13 thành tố tâm lý sau đây. Như vậy trên nền tảng của 13 Tâm Sở đó mình mới cộng với 14.
13 + 14 = 27
Lúc bấy giờ là 27 Tâm Sở làm nên Tâm Bất Thiện.
Còn 13 đó mà cộng 25 Tâm Sở Tích Cực = 38.
Thì 38 này làm nên cái gọi là Tâm lành.
Lành đây gồm có Thiện, Thiền và Thánh.
Nhớ nha THIỆN, THIỀN, THÁNH.

Như vậy thì mình nhớ cấu trúc để làm nên một chúng sinh nó gồm có hai phần :
PHẦN XÁC VÀ PHẦN HỒN.
Phần xác tức là phần SẮC PHÁP gồm có :
4 Đại + 24 Tâm Sở Y Đại.
Y Đại dựa vào 4 Đại mà có.
Tức là 4 Đại là đất, nước, lửa, gió, cộng với 24 Sắc Y Đại Sinh tức là xuất sinh, sinh ra từ 4 Đại. Nhớ nha.
Đó là PHẦN XÁC.
Bây giờ qua PHẦN HỒN.
Được gọi là một chúng sinh gồm có siêu đoạ, dục thiên, phàm thánh.
Siêu đọa có nghĩa là bốn cảnh giới khổ : súc sinh, ngạ quỷ, atula, địa ngục.
Đó gọi là đọa.

Còn siêu gồm có
- Nhân loại, Dục thiên và Phạm thiên. Nhớ nha.

Thì phần hồn là phần tâm linh ở đây như thế này, có nghĩa là cái Biết gọi là Tâm cộng với 13 Tâm Sở là 13 thành tố tâm lý bắt buộc. Cũng gọi là 13 thành tố tâm lý Trung Tính. Nó phải có để hoàn tất nhiệm vụ gọi là nhận thức đối tượng.
Thiện ác cũng phải cần 13 cái này.
Rồi bắt đầu 13 cái này cộng với 14 Tâm Sở tiêu cực thành ra là 27 Tâm Sở lúc bấy giờ gọi bất thiện.
Bởi vì 13 mà đi với 14 thì nó cũng đục ngầu. 13 đó mà cộng với 25 lúc bấy giờ nó ra là 38 Tâm Sở lành, cũng 13 đó nhưng mà lúc bấy giờ thành ra gọi là lành.
Bởi nó tên là Tợ Tha.
tương đồng, đi với ai thì giống y chang như vậy đó, khi 13 đi với 14 Tâm Sở tiêu cực thì gọi là 27 Tâm Sở bất thiện, 13 đi với 25 Tâm Sở tích cực thì mình gọi là 38 Tâm Sở tích cực.
Nhớ nha. Rồi.

Tu là tu cái gì ? mình tu là mình tận lực thay thế 14 bằng 25. Xong chưa. Rồi. Chưa hết, mà 25 buổi đầu mình dùng để làm toàn những chuyện công đức mà lai rai thôi.
Ví dụ như là tụng kinh, phục vụ, bố thí, Nghe pháp. Nhưng mà 25 đó cũng chính là cái thành tố tâm lý để giúp cho mình làm phương tiện tu tập thiền Định và thiền Tuệ, 25 đó mới là giai đoạn rốt ráo.
Chứ còn buổi đầu như mình, bà con mình không học gì hết, cũng vô lớp học rồi cũng đi Ấn độ, Tích lan, Miến điện, rồi cũng vô chùa cúng bái Trai Tăng toàn là 25, đó là 25 xài chưa hết công suất của nó, 25 đó là phải dùng để tu tập thiền Định và thiền Tuệ. Nhớ nha.
Còn cái 14, khoan để nói thêm, chính cái 25 này nè chẻ nó ra là nó thành ra cái gì ? Nó thành ra con đường Giải Thoát.
Nếu mà 25 này mà cộng với
LÝ TƯỞNG VÔ LẬU, LÝ TƯỞNG CẦU GIẢI THOÁT CHÁN SỢ SINH TỬ.
Còn không thì 25 này nó chỉ là cái Visa để mà mình đi nhập cảnh Trời Người thôi, rồi hết tuổi thọ là quay trở lại chỗ gốc, chỗ xuất phát.
Cho nên Đức Phật Ngài dạy cho mình
"Này các Tỳ Kheo, thật là vừa đủ để nhàm chán, thật là vừa đủ để Xả Ly.
Các Hành là Vô thường, mọi thứ nay đã đi vào quá khứ, những gì mà Bậc Đạo Sư phải làm cho đệ tử, thực hiện cho đệ tử bằng cái lòng Bi mẫn thì ta đã làm hết cho các ngươi rồi.
Đây là những gốc cây, những ngôi nhà vắng hãy Tinh tấn Thiền định chớ có để mình sau này phải hối tiếc".
Rồi. Nhớ cái đó.

Thì cũng nhiêu đó, rồi trong lúc mình chưa gặp Phật, chưa gặp Giáo Pháp, thì cũng chính 25 này mình dùng nó để mình tu tạo Công đức Vô lậu. Và Công đức Vô lậu nó có tên gọi hơi chuyên môn đó là BA LA MẬT hay là Pháp độ, Thập độ, Lục độ.
Nhớ nha.
Cho nên chính 25 này lúc chưa tu hành gì thì nó là Ba La Mật nếu mà nó cộng với lý tưởng Giải Thoát.
Còn không thì nó chỉ là phước báo hữu lậu.
Đó là lý do vì đâu mà ông Lương Võ Đế hỏi Tổ Đạt Ma :
"Trẩm cất chùa độ Tăng, vậy Trẫm được công đức gì không ? Tổ nói không là như vậy đó. Ý Tổ nói nếu mà dùng 25 này mà không cầu Giải Thoát mà chỉ cầu Quả Nhân Thiên thì Công Đức Hữu Lậu nó chỉ là sự quẩn quanh, nó chỉ đổi chỗ để chịu khổ thôi. Thay vì bây giờ không tu hành gì hết thì mình bị đọa hoặc là làm người bị người nghèo đói, bệnh hoạn, xấu xí, thì lúc bấy giờ mình chịu đựng cái gì ? Khổ Khổ.
Còn nếu có tu hành thì cái Khổ Khổ ít, chỉ còn lại Hoại Khổ, mà biết dùng 25 này thì mình về cõi lành
Về cõi lành mình chỉ chịu 2 Khổ sau.
Còn nếu không tu hành gì hết, mình sống toàn bằng 13, 14 không, thì mình chết mình sẽ trở lại cái chỗ gọi là chỗ Khổ. Chỗ đó có đủ 3 Khổ luôn. Nhớ nha. Rồi.

Mấy cái này phải nghe đi, nghe lại, nghe chậm, rồi lấy note giùm chứ giờ tôi không nói giùm được, mình phải tự bơi chứ. tôi thảy cho bè chuối, thảy cho cái phao rồi cũng bũm bũm rồi tự đập tay vỗ chân, chứ làm gì có vụ dạy bơi mà cứ ôm kè kè giống như dìu đi nhảy đầm là biết chừng nào mới biết bơi. Nhớ nha.
Dạy bơi khác, mà dạy khiêu vũ cũng khác, dìu dìu 1,2,3,4 là không có.

Bây giờ bà con nhớ, bây giờ mình học 13 căn bản trước. 13 Tâm Sở Trung Tính làm nền, để cho tâm hoàn tất được chức năng gọi là nhận thức đối tượng.
Còn chuyện thiện ác là 13 đó nó phải cộng với cái gì ?
Cộng với 14 hay cộng với 25.
Sáng nay mình học cái 13.

Sách có nhiều loại.
Bây giờ tôi bày các vị nè, sách của tôi mà tôi cũng quên mất tiêu, tôi không có nhớ là A Tỳ Đàm hay là Kalama tôi quên mất rồi.
Cái cuốn nào mà cái đuôi phía sau nó có Pháp Thực Tính.
Ví dụ như nói Nhẫn là sao ? thì phải dựa trên bốn khía cạnh Tham, Sân, Si, Ái, Mạn, Kiến, Nghi, Từ bi, Chánh niệm, Trí tuệ, Thiền định, thì mỗi cái như vậy nó được giải thích bằng tiếng Pali và chia chẻ ra bốn khía cạnh, thì đó được gọi là Pháp Thực Tính.

- 3 năm ôm chân Thầy, ông Thầy giỏi bằng trời, 3 năm ôm chân không bằng 2 năm đi lục tài liệu, 2 năm lục tài liệu không bằng 1 năm đi dạy. Là vì sao ?
Khi mình đi dạy học trò khảo nhiều khi ngoài tầm kiểm soát của người dạy, lâu lâu nó hỏi nhiều cái quá sức ông thầy, thế là ông thầy luôn luôn trong tình tình trạng tổng động viên, tổng trù bị, lúc nào cũng sẵn sàng quyết chiến với nó. Nhớ cái đó.
Cái đó rất là quan trọng.

- Bà con phải có cái bươn chãi, phải có lặn lội, phải có tần tảo, thì bà con học mới giỏi, chứ còn ngồi đọc cho bà con chép thì chết rồi, mà sách mình có, vấn đề là sách mình có, mà mình ngại. Thì nếu bà con nào mà thấy ngại thì tôi xin đề nghị bà con nên rút lui. Chứ đi học mà mình sợ cực vậy thôi chết rồi. nhớ nha.

Bây giờ mình học qua mấy Tâm Sở đầu tiên.

- Mình học làm sao mà nó vừa vặn với sức tiếp thu của mình chứ còn sức mình cở đó mà mình dọng nguyên một giáo trình đậm đặc thì có chết chứ sống sao nổi. Học hành tu tập cái gì cũng phải vừa sức trung đạo.
Nó lơi lơi thì không được.
Nó lơi lơi thì thành ra lợi dưỡng, mà siết quá thì thành ra khổ hạnh.
Nhớ nha. Cái đó nhớ.
Tu học tà tà, ầu ơ, ví dầu ...
nghĩa là cứ nằm đong đưa ... đong đưa ... cầm lên ly nước cam, cam vắt, rồi đong đưa ... đong đưa, ở trần mặc áo 3 lỗ, xà lõn mát lạnh, rồi mình nhìn coi ông thầy ổng giảng cái gì ? thì cái đó chết rồi.
Phải ngồi dậy ghi chép liên tục.
Đừng có ỷ để lát nữa mình mở băng ra mình nghe lại. No. No.
Cái đó bậy... bậy.
Bây giờ mình phải tập trung.
Bởi vì ổng còn ở đây thì từ trường nó khác, còn lát nữa mình học có mình mình với cái máy nó khác.
Nhớ nha.

Gọi là tâm thiện, tâm ác, tâm phàm, tâm thánh, tâm dục, tâm thiền, thì phải chú ý ba khía cạnh :
1️⃣ Tâm này nó phải dựa vào Căn nào trong 6 Căn.
2️⃣ Biết Cảnh nào trong 6 Cảnh.
- Cảnh của tâm tham nó không giống như cảnh của tâm thiện.
Nhớ nha.
3️⃣ Tâm Sở nào đi chung với nó.
Thì 3 cái này mình ưu tiên học cái thứ 3 trước, tại vì học cái thứ 3 thì cái đầu tự nó thông.

Cấu tạo của tâm thiện, tâm ác, tâm dục, tâm phàm, tâm thiền, tâm thánh, thì nó gồm có ba phần.
Các vị ghi dùm tôi nha.
1️⃣ CÁI BIẾT.
Tâm là cái biết đơn thuần không thiện, không ác, không phàm, không thánh, không dục, không thiền. cộng với 13 Tâm Sở Trung Tính, đó là bữa nay mình học cái đó đó.
13 TÂM SỞ TRUNG TÍNH
1 cộng với 13 nó mới hoàn tất chức năng, nhiệm vụ, công việc, nhận thức đối tượng. Nhưng mà nhận thức cái gì ? tùy thuộc vào cái kiểu anh nhận thức, anh nhận thức cái gì ? nhận thức thế nào ? What ? How ? mà tâm đó là thiện hay bất thiện.
- Cho nên chuyện đầu tiên là 1 + 13 trước cái đã để nó hoàn tất cái Biết.
- Còn muốn cái biết đó là thiện thì mình cộng
1 + 13 + 25
- Còn cái biết ác với tâm bất thiện là 1 + 13 + 14
Thì mỗi buổi như vậy tôi sẽ giảng một phần trong 13, 14, 25, thì căn cứ vô biểu đồ A Tỳ Đàm trước mặt các vị đó.

Bây giờ tôi giảng 13 trước.
13 thành tố tâm lý bắt buộc phải có. Tại sao phải học cái này ? Nó nhiều cái lợi lắm, là mình học cái này để mình thấy
● SỰ HIỆN HỮU CỦA MÌNH CHỈ LÀ ĐỒ LẮP RÁP.
Trong một cái nhìn, mình liếc qua thấy đó là con bướm, mình không có học tưởng đâu là tôi thấy. No.
Không có "Tôi" nào ở đây hết.
- Thứ nhất là KHÔNG CÓ TÔI.
- Cái gọi là "Tôi" nó là một sự tổng hợp của vô số thứ Danh Sắc.
Đó là "Tôi".
Tới chữ "Thấy".
Thấy ở đây không phải là một động tác đơn giản, nó không phải là một động thái, động tác, hoạt động đơn giản. No. mà nó là sự cộng hưởng, sự tổng hợp của nhiều yếu tố tâm lý nó mới làm lên cái "Thấy" đó.
Nếu mà thấy bằng mắt mà thiếu những yếu tố tinh thần khác thì nó không có đủ.
Vì sao ? Là vì có rất nhiều lúc con mắt mình nó nhìn thấy mà nó không có hiểu cái đó là cái gì ?
Bà con cứ nghĩ là "Tôi thấy" ngay cả cái tôi là nó đã sai rồi. Không hề có cái "Tôi" nào mà nó là sự tổng hợp của rất nhiều thành tố tâm sinh lý.
- Rồi qua tới chữ "Thấy", mình tưởng nó là một động tác. No. Nó không phải đơn giản đâu, nó cần đến nhiều cái sự cộng hưởng, cộng sinh, cộng tác, của các thành tố tâm lý nó mới làm ra cái gọi là "Biết".
Mà nhờ đó con mắt mình nó thấy mà nó có nhận ra hay không. Nhiều khi nhìn mà không cần thấy, nó có trường hợp mắt nhìn mà không thấy.
Có trường hợp đó nha. Có.
Cho nên quan trọng lắm.
Tại sao mình phải học Tâm Sở ? Là bởi vì :
1/ Học để mình thấy mình là đồ ghép.
2/ Học thấy ra những thành tố, cấu tố, yếu tố, làm nên cái tâm. Để chi ?
- Để mình hiểu được chuyện được gọi là tâm thiện thì có cái này mà không có cái kia.
- Tại sao tâm thiền thấp có cái này mà không có cái kia ?
- Tại sao tâm thiền cao có cái kia mà không có cái này.
Tại sao ?
Thì như vậy mình Tu là gì ?
TU LÀ GỌT, TU LÀ ĐIÊU KHẮC BỎ ĐI CÁI THỪA.
Nhớ nha. Tu là điêu khắc.
Nhờ hiểu cái này mình mới tu đúng được.

Chứ nếu mình không hiểu chuyện tu là điêu khắc, nhiều người tu vui lắm, cứ tưởng nhắm mắt lại là thu thúc nhãn căn. No.
Thu thúc nhãn căn không phải là nhắm mắt, bởi vì con mắt không có tội, cái tội ở chỗ là cái tư duy, tư tưởng, nhận thức, tâm ý của mình khi mà mình nhìn cái này, nhìn cái kia, cái đó mới là chuyện.
Đức Phật Ngài cũng nhìn, cũng thấy, cũng nghe, cũng ngửi mùi, cũng có ẩm thực như mình vậy, cũng có xúc chạm nóng lạnh, cứng mềm như mình chứ làm sao không có. Nhưng mà Ngài có phiền não như mình hay không ? Không.

Như vậy thì bản thân con mắt không có tội, vấn đề nằm ở chỗ là gì ? những thành tố, cấu tố, yếu tố tâm lý nào đã làm nên cái thấy đó, cái đó mới lớn chuyện.
Nha. Rồi.

Như vậy sáng nay mình học
13 TÂM SỞ TRUNG TÍNH
Thiện ác gì cũng phải xài 13 cái này. Nói cho rốt ráo thì TINH THẦN và VẬT CHẤT.
Phần XÁC hay phần HỒN nó chỉ gồm những thành tố rất là phù du, mà tại sao gọi là phù du ?
Là bởi vì nó là trạng thái.
Nó chỉ là TRẠNG THÁI.
Ví dụ như là Đất của A Tỳ Đàm nó đâu phải là đất mình đứng mình dẫm ình ịch mỗi ngày, đất mình dẫm, đất mình cầm liệng, đất mà mình thấy sông núi, cây cỏ, không phải.
- ĐẤT trong A Tỳ Đàm chỉ là trạng thái cứng mềm, mịn nhám, nặng nhẹ.
- NƯỚC là sự tan chảy, ngưng tụ và kết dính.
- LỬA là trạng thái nóng lạnh.
- GIÓ là trạng thái xô đẩy, xê dịch, trương phồng, áp suất.
Nó là trạng thái.
Tâm cũng vậy, mình học 13 Tâm Sở đầu tiên.

1️⃣ XÚC LÀ GÌ ?
- Trạng thái giáp mặt, trạng thái kết hợp, gặp gỡ giữa các thành tố này với thành tố kia thì gọi là Xúc.
- Là chỗ gặp nhau giữa Căn - Cảnh - Thức.
- Tam hợp,
- Xúc trong Tâm Sở có nghĩa là sự giao thoa, sự giáp mặt, sự kết nối, giao thoa, tiếp cận, kết nối, giữa các thành tố tâm lý với nhau.
2️⃣ THỌ LÀ GÌ ?
- Là một yếu tố khía cạnh tiếp theo của tâm, đó là cảm giác, không có tâm nào mà không có cảm giác. Hoặc là thọ khổ, lạc, ưu, hỷ, xả.
Phải có, phải có cảm giác.
Không có tâm nào mà không có cảm giác.
3️⃣ TƯỞNG LÀ GÌ
- Là khía cạnh hồi ức, kiến thức, kỷ niệm, kinh nghiệm, ghi chép, sao lục.
4️⃣ TƯ LÀ GÌ ?
- Là sự đầu tư của ý thức, Tư ở đây mình dich theo tiếng VN là mình dịch Chủ ý.
Sẳn ở đây tôi nói luôn, rất nhiều bà con ở trong nước mình học ba chớp ba nháng, cứ nói là tác ý.
Bạch Sư con có tác ý con làm chuyện đó, chuyện đó vậy đó .. khoe ..khoe .. hoặc có nhiều khi hỏi con có tác ý vậy đó có nên không ?
Tác ý. Tào lao.
Không chịu học kỹ, không chịu học kỹ, cứ nghe ba chớp ba nháng.
5️⃣ MẠNG QUYỀN LÀ GÌ ?
- Là sức sống, sinh lực.
Các vị biết khoa học họ cũng nhìn nhận với mình là một vật thể nhỏ nhất, chẳng hạn trong một phân tử còn có các lượng tử. Đúng không. Thì ở đây mình thấy mọi thứ, một vật thể nhỏ nhất nó cũng phải có khả năng là gì ? là tiêu thụ năng lượng để nó duy trì, tự nó duy trì sự tồn tại không để tan rả, không bị tiêu mất.
- Khả năng tự duy trì đó ở vật chất mình gọi là Sắc Mạng Quyền.
- Khả năng tự tồn, tự sinh ở trong Danh Pháp, trong tâm lý, trong sinh học thì mình gọi là Danh Mạng Quyền, gọi là Tâm Sở Mạng Quyền nghĩa là sức sống.
Tâm đó nó kéo dài đúng một Sát Na, cái gì giúp cho nó kéo dài được như vậy ?
Đó chính là Mạng Quyền.
Chưa hết, mỗi Sát Na Tâm nó chỉ tồn tại đúng một Sát Na thôi.
Nhưng mà lực đẩy của nó, thí dụ như tâm thiện của nó có thể kéo dài vô số tâm thiện, vô số tâm bất thiện, vô số tâm thiền, vô số tâm thánh, thánh quả đó.
Ở đâu vậy ?
Nó cũng nhờ vào lực đẩy của sát na này, sát na kia.
Trong mỗi sát na như vậy nó lại có Mạng Quyền.
Như vậy Mạng Quyền ở đây là sức sống, là sinh lực, là lực đẩy để cho Tâm Thức nó tồn tại, từ lúc hết cái này qua cái kia, hết cái này qua cái kia, mà bản thân nó trụ được trọn vẹn một sát na.
Nhớ nha.
6️⃣ TÁC Ý
Tác ý ở đây tôi định nghĩa, mình dịch là tác ý nghe khó lắm. Mấy người đời không biết đạo họ nghe chữ Tác ý họ bị đuối.
Còn có nhiều người vui lắm, cả đời không biết Từ Điển ra làm sao, tới lúc mà đi nghe đạo cái chữ gì khó khó ... chực nhớ lại VN mình có cuốn từ điển của Nguyễn Lân. Rồi xong.
Các vị coi coi có chịu nổi không ? mỗi ngành nó có thuật ngữ chuyên môn và đặc hữu, đặc thù, đặc dụng của nó, mà đằng này cái gì không biết cứ đè Nguyễn Lân ra mà tra.
Mà bản thân Nguyễn Lân nó tới một tỷ vấn đề lấn cấn trong đó.
Hồi đó giờ nếu nói Từ Điển tiếng Việt thì tôi biết có một bộ mà tôi ... dĩ nhiên không có bộ nào đầy đủ hết, mà ít ra tôi gợi ý, tôi lấy comment cho bà con nên sử dụng bộ đó.
Đó chính là bộ Từ Điển Tiếng Việt của Lê văn Đức, Lê ngọc Trụ.
Bộ đó không biết ở VN có in lại hay không tôi không biết, nhưng mà tôi có bộ cũ, hồi đó tôi có chứ bây giờ tôi lạc đâu mất rồi.
Tôi đi lưu lạc nơi này chỗ kia mất rồi.

🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Youtube video
Xem thêm:

← Giáo Lý Căn Bản